Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

10/02/2022


XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

  Pháp luật quy định về việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành án dân sự để có thể đảm bảo cho việc thi hành án dân sự được tiến hành nhanh chóng và đúng theo quy định.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Mức phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.

2. Xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự.

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

4. Xử phạt vi phạm và giải quyết tố cáo, khiếu nại khiếu về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.

Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự (ảnh minh họa)

1. Mức phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

2. Xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự

  • Người phải thi hành án cố ý không chấp hành quyết định, bản án; Tùy theo mức độ vi phạm về việc không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà cá nhân, tổ chức, cơ quan không thực hiện các quyết định mà bị xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý kỷ luật.
  • Người lợi dụng quyền hạn, chức vụ ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật hoặc cố ý cản trở việc thi hành án; hủy hoại, cất giấu, đánh tráo, chuyển nhượng, tiêu dùng, phá hủy niêm phong tài sản bị kê biên, tài sản tạm giữ thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý kỷ luật; trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về thi hành án trái pháp luật trái pháp luật hoặc cố ý không ra quyết định thi hành án; Chấp hành viên trì hoãn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, trì hoãn việc thi hành án, không thi hành đúng quyết định, bản án; Chấp hành viên vi phạm quy chế đạo đức thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý kỷ luật; trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường.

 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (ảnh minh họa)

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

  • Trong thi hành án dân sự, những người sau đây có quyền xử phạt vi phạm hành chính:
  • Chấp hành viên là người đang giải quyết việc thi hành án
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện.
  • Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

4. Xử phạt vi phạm và giải quyết tố cáo, khiếu nại khiếu về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

  • Thủ tục, trình tự xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, thời hiệu xử phạt, nguyên tắc xử phạt được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Việc tố cáo, khiếu nại và giải quyết tố cáo, khiếu nại trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và những quy định pháp luật có liên quan khác.

Xem thêm:

Tìm hiểu về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự.

Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.

  • Trên đây là nội dung Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.