Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Xây nhà trên đất bố mẹ vợ sau khi ly hôn xử lý thế nào

Xây nhà trên đất bố mẹ vợ sau khi ly hôn xử lý thế nào

15/03/2022


XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT BỐ MẸ VỢ
SAU KHI LY HÔN XỬ LÝ THẾ NÀO

Tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn

  Việc xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho hoặc bố mẹ chồng cho là trường hợp tranh chấp rất phổ biến diễn ra khi ly hôn, nhất là tặng cho bằng lời nói. Vậy khi xây nhà trên đất bố mẹ vợ cho thì ly hôn sẽ tiến hành chia tài sản ra sao? Hãy cùng luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quyền sử dụng đất và nhà ở là tài sản chung.

2. Nhà là tài sản chung của vợ chồng, đất là tài sản riêng của vợ.

3. Nhà và đất là tài sản riêng là tài sản riêng của vợ.

4. Tranh chấp chia quyền sử dụng đất khi ly hôn không phải tranh chấp đất đai.

  Tùy thuộc vào quyền sử dụng đất, nhà ở thuộc tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng mà phương án để xử lý tài sản khi ly hôn sẽ tiến hành khác nhau, cụ thể:

1. Quyền sử dụng đất và nhà ở là tài sản chung

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

  Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

  • “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
  • Do đó, nhà và đất được xác định là tài sản chung của vợ chồng nếu thuộc trường hợp bố mẹ vợ tặng quyền sử dụng đất cho cả hai người là con gái và con rể, đồng thời nhà ở được tạo dựng nên bằng tiền lương, tiền công hoặc tài sản chung của cả hai vợ chồng.

Tham khảo thêm: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Phương án chia tài sản chung khi ly hôn

  • Căn cứ khoản 1, 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, pháp luật tôn trọng quyền tự thỏa thuận của hai vợ đồng. Vậy nên, nếu nhà đất là tài sản chung vợ chồng thì việc xử lý nhà đất đó sẽ do cả hai vợ chồng cùng nhau thỏa thuận, nếu không thể cùng nhau thỏa thuận thì tài sản chung sẽ được chia đôi, tuy nhiên sẽ căn cứ đến công sức đóng góp của mỗi bên.

2. Nhà là tài sản chung của vợ chồng, đất là tài sản riêng của vợ

Xác định tài sản chung và tài sản riêng

  • Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ta có thể hiểu tài sản chung và tài sản riêng như sau:
  • Tài sản chung: là tài sản được tạo lập dựa trên thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung hoặc vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Tài sản riêng: Tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế, tăng cho riêng hoặc có được nhờ thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Do đó, nếu bố mẹ vợ tăng riêng quyền sử dụng đất cho con gái của họ thì quyền sử dụng đất được xác định là tài sản riêng của vợ. Nhà là tài sản do hai vợ chồng cùng tạo dựng bằng tiền công, tiền lương hoặc các thu nhập khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì nhà ở được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
  • Lưu ý: Trong trường hợp nhà ở được xây dựng bằng tiền lương, tiền công của chồng hoặc của vợ trong thời kỳ hôn nhân thì nhà ở đó vẫn được xác định là tài sản chung. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh nhà ở là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì tài sản đó sẽ xem là tài sản chung.

Tham khảo thêm: Cách xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Phương án chia tài sản khi quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, nhà là tài sản chung

  • Đối quyền sử dụng đất: đây là tài sản riêng nên không cần phân chia.
  • Đối với nhà ở: Việc phân chia tài sản chung này do vợ chồng thỏa thuận với nhau, nếu không thể thỏa thuận sẽ được áp dụng nguyên tắc chia đội giá trị của căn nhà, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên, lỗi của mỗi bên trong vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng,…

3. Nhà và đất là tài sản riêng là tài sản riêng của vợ

  • Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp nhà và đất do bố mẹ vợ tặng riêng cho vợ, không tặng cho con rể và nhà ở được xây dựng bằng tiền của gia đình vợ hoặc của vợ thì nhà và đất sẽ là tài sản riêng của vợ.
  • Khi ly hôn, toàn bộ đất và nhà sẽ là của vợ.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về chia tài sản khi ly hôn.

4. Tranh chấp chia quyền sử dụng đất khi ly hôn không phải tranh chấp đất đai

 Tư vấn phân chia quyền sử dụng đất cho vợ, chồng khi ly hôn

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn phân chia quyền sử dụng đất cho vợ, chồng khi ly hôn

  • Căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất đai hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất; nếu tranh chấp đất đai không hòa giải ở UBND xã, phường, thị trấn thì UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Tòa án sẽ không tiến hành giải quyết khi có yêu cầu.
  • Tuy nhiên việc tranh chấp tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất sau khi ly hôn không được xem là tranh chấp đất đai. Nói cách khác đây là một loại tranh chấp có liên quan đến đất đai nên không thể hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP cụ thể:
  • “Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.
  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày 3 trường hợp phân chia tài sản có thể xảy ra trong tình huống: xây nhà trên đất bố mẹ vợ sau khi ly hôn được xử lý như thế nào? Để tránh tình trạng tranh chấp khi kết hôn thì việc tặng, cho, thừa kế giữa hai bên vợ, chồng phải được lập thành văn bản hoặc văn bản thỏa thuận tài sản chung và tài sản riêng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến với quý khách hàng.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Khuyến cáo, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu quý khách hàng có vướng mắc, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được các Luật sư tư vấn nhanh chóng, rõ ràng, hiệu quả:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365