Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Ủy thác thi hành án dân sự là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự?

Ủy thác thi hành án dân sự là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự?

10/02/2022


ỦY THÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LÀ GÌ?
CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN ỦY THÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về ủy thác thi hành án dân sự.

2. Quy định về thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự.

3. Thực hiện ủy thác thi hành án dân sự.

3.1. Đối với cơ quan ra quyết định ủy thác thi hành án dân sự.

3.2. Đối với cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác.

  Trong thủ tục thi hành án dân sự thì việc ủy thác thi hành án dân sự đóng vai trò quan trọng góp phần bảo đảm quyền, nghĩa vụ của đương sự, giúp cho cơ quan thi hành án dân sự thực hiện kịp thời, đầy đủ nội dung phần quyết định của bản án, quyết định được thi hành, đảm bảo đúng nguyên tắc thực hiện trong hoạt động thi hành án. Như vậy pháp luật quy định như thế nào là ủy thác thi hành án dân sự và cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Ủy thác thi hành án dân sự

Ủy thác thi hành án dân sự (ảnh minh họa)

1. Quy định về ủy thác thi hành án dân sự

  • Cơ quan thi hành án này chuyển giao từng phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án khác được gọi là ủy thác thi hành án dân sự. Theo đó, việc ủy thác phải bảo đảm theo trình tự, thủ tục pháp luật nhằm bảo đảm các bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành kịp thời, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức, của Nhà nước.
  • Theo quy định tại Điều 55 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 thì khi ủy thác thi hành án dân sự phải tuân theo nguyên tắc như sau:
  • Một là, việc ủy thác thi hành án dân sự được thực hiện theo nguyên tắc thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự tại nơi người phải thi hành án làm việc, có trụ sở, cư trú hoặc có tài sản.
  • Hai là, nếu tài sản, nơi làm việc, trụ sở hoặc nơi cư trú của người phải thi hành án ở nhiều địa phương thì việc ủy thác thi hành án dân sự thực hiện theo hướng Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự tại nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án dân sự để thực hiện phần nghĩa vụ của người phải thi hành án.
  • Ba là, đối với ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì thực hiện như sau:
  • -Trường hợp xác định được nơi có tài sản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản để thực hiện phần nghĩa vụ của người phải thi hành án.
  • -Trường hợp không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi cư trú, có trụ sở, làm việc của người phải thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án làm việc, có trụ sở hoặc cư trú để thực hiện phần nghĩa vụ của người phải thi hành án.
  • -Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án dân sự đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.
  • Về thời hạn thực hiện việc ủy thác thi hành án dân sự: Tính từ ngày xác định có căn cứ ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc ủy thác trong thời hạn 05 ngày làm việc. Trong trường hợp, Tòa án có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc ủy thác ngay sau khi có căn cứ ủy thác.

 Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự

Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự (ảnh minh họa)

2. Quy định về thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự

  • Theo quy định tại Điều 56 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 thì thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự được xác định như sau:

3. Thực hiện ủy thác thi hành án dân sự

3.1. Đối với cơ quan ra quyết định ủy thác thi hành án dân sự:

  • Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành xử lý tài sản tạm giữ; tài sản thu giữ; tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác trước khi thực hiện ủy thác thi hành án dân sự.
  • Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì:
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thu hồi toàn bộ quyết định thi hành án hoặc một phần quyết định thi hành án;
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành.

3.2. Đối với cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác:

  • Không được trả lại quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác mà phải tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2014. Kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và gửi thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác bằng văn bản về việc nhận được quyết định ủy thác trong thời hạn 05 ngày làm việc.
  • Được trả lại quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác trong trường hợp quyết định ủy thác có sự sai sót rõ ràng, nhầm lẫn về thẩm quyền của cơ quan nhận ủy thác thi hành án, nội dung thi hành án.

Xem thêm:

Quy định chung về thi hành án hình sự.
Một số quy định về chuyển vụ án hình sự, nhập hoặc tách vụ án hình sự để điều tra, ủy thác điều tra.

Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.

  • Trên đây là nội dung Ủy thác thi hành án dân sự là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự? của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.