Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

26/11/2021


TƯ VẤN VỀ 3 LOẠI HÌNH

DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN HIỆN NAY

  Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp riêng cho mình, nhưng không biết loại hình nào phù hợp? Ưu điểm và nhược điểm của loại hình phổ biến hiện nay ra sao?

 Luật Thịnh Trí - Tư vấn các loại hình doanh nghiệp

Luật Thịnh Trí - Tư vấn các loại hình doanh nghiệp

  03 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, gồm: doanh nghiệp tư nhân; Công ty cổ phần và Công ty TNHH. Sau đây, hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu về ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân.

2. Đặc điểm của loại hình Công ty cổ phần.

3. Đặc điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

a) Đặc điểm của loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

b) Đặc điểm của loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

1. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản dân sự của mình. Ngoài ra, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên của công ty hợp danh. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán; không được quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc mua cổ phần, vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định tất cả hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Toàn bộ vốn và tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình.Trường hợp giảm vốn đầu tư thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, bằng toàn bộ tài sản dân sự của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Ưu điểm:
    • Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không phải thông qua bất kỳ thành viên nào.
    • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, dễ dàng quản lý.
  • Nhược điểm:
    • Chủ sở hữu phải tự chịu trách nhiệm về việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản dân sự của mình.
    • Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành chứng khoán.
    • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.
    • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
    • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
    • Doanh nghiệp tư nhân cũng không được góp vốn, mua cổ phần trong các loại hình khác như: Công ty hợp danh, Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần.
  • Nếu khách hàng có thắc mắc về quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline: 1800 63 65

2. Đặc điểm của loại hình Công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần là loại hình trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần sẽ có tư cách pháp nhân.
  • Cổ đông trong công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03, không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần muốn thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn, được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
  • Thời hạn 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác, đồng thời chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập, với điều kiện là phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận. Hạn chế của quy định trên không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hay cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người  không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
  • Cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
  • Ưu điểm:
    • Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp.
    • Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại chứng khoán khác.
    • Cổ đông của công ty Cổ phần chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp.
    • Cơ cấu tổ chức vốn linh hoạt, tạo điều kiện để nhiều người cùng tham gia góp vốn và vấn đề chuyển nhượng vốn của các cổ đông tương đối dễ dàng.
  • Nhược điểm:
    • Trong quá trình điều hành công ty cổ phần sẽ gặp khó khăn vì số lượng cổ đông lớn, tiềm ẩn nhiều mối quan hệ đối kháng nhau về lợi ích.
    • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần có phần phức tạp hơn những loại hình doanh nghiệp khác do bị ràng buộc bởi những quy định của luật pháp, đặc biệt về chế độ kế toán, tài chính.
  • Nếu khách hàng có thắc mắc về quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline: 1800 63 65

3. Đặc điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn

Đặc điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
Đặc điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn

a) Đặc điểm của loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ. Khác với doanh nghiệp tư nhân, Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Ưu điểm:
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân.
    • Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp mình.
    • Các nghĩa vụ về tài chính, các khoản nợ của công ty, chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm trong điều kiện phạm vi vốn điều lệ đã góp vào công ty.
    • Được phát hành trái phiếu.
  • Nhược điểm:
    • Công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần.
    • Bị hạn chế trong việc huy động vốn góp.

b) Đặc điểm của loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là loại hình có số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa là 50 thành viên. Thành viên có thể là tổ chức, hoặc cá nhân. Các thành viên đều phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp, trừ trường hợp luật định.
  • Ưu điểm:
    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận thành lập công ty.
    • Các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp của mình.
    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được quyền phát hành trái phiếu.
  • Nhược điểm:
    • Không được quyền phát hành cổ phần, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn chuyển sang loại hình Công ty Cổ phần.
    • Mọi quyết định của doanh nghiệp đều phải được thông qua ý kiến của mọi thành viên.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã cung cấp được thông tin hữu ích cho khách hàng. Nếu khách hàng có thắc mắc về quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
    • CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
    • Hotline: 1800 63 65