Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Trường hợp nào doanh nghiệp phải báo tăng, giảm lao động?

Trường hợp nào doanh nghiệp phải báo tăng, giảm lao động?

29/06/2022


Khi doanh nghiệp có biến động về nhân sự dẫn tới thay đổi thông tin đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), thì doanh nghiệp đó phải làm thủ tục báo tăng/giảm lao động tới cơ quan BHXH. Nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc thực hiện các thủ tục này.
Tại Khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ:

    1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cụ thể, trong một số các trường hợp sau đây, người sử dụng lao động sẽ phải báo tăng hoặc giảm lao động với cơ quan BHXH:

+ Báo tăng lao động:

- Ký hợp đồng lao động với nhân viên mới.

- Người lao động đi làm trở lại sau khi nghỉ không lương 14 ngày làm việc trở lên/tháng.

- Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trong tháng.

- Người lao động quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động….

+ Báo giảm lao động:

- Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

- Khi người lao động nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc/tháng.

- Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng;

- Tạm hoãn hợp đồng lao động…