TRANH CHẤP HÀNH CHÍNH
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀNH CHÍNH
Ảnh minh họa
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1.Tranh chấp hành chính
2. Giải quyết tranh chấp hành chính là việc đồng thời hướng tới hai mục đích
- Trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước, các cơ quan, công chức Nhà nước được giao quyền không thể tránh khỏi các sai sót, đôi khi những sai sót đó dẫn đến hệ quả là các hành vi, các quyết định hành chính được ban hành hoặc thực thi một cách trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hành chính.
- Trong quan hệ pháp luật hành chính, tranh chấp hành chính (TCHC) khác với các tranh chấp dân sự, thương mại là tranh chấp giữa các bên có vị thế bình đẳng với nhau, không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng quyền lực nhà nước, Tranh chấp hành chính là tranh chấp phát sinh giữa một bên là cơ quan hành chính và bên kia là các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đặc trưng trong mối quan hệ này là cơ quan hành chính nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước (quyền lực công) và có quyền ra các quyết định mà bên kia (cá nhân, doanh nghiệp...) phải thực hiện.
Tranh chấp hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính.
2. Giải quyết tranh chấp hành chính là việc đồng thời hướng tới hai mục đích:
- Bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật hành chính và kiểm soát quyền lực nhà nước vì TCHC chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm hại bởi hoạt động quản lý hành chính nhà nước và họ chính thức yêu cầu được bảo vệ quyền, lợi ích đó. Khi đó cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét để bảo vệ thích đáng quyền, lợi ích của họ nếu chúng thực sự bị xâm hại.
- Phương thức giải quyết tranh chấp hành chính:
- Giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính, thường được gọi là giải quyết khiếu nại;
- Giải quyết tranh chấp bằng con đường tư pháp, thường được gọi là giải quyết vụ án hành chính.
- Hai phương thức giải quyết TCHC này có khá nhiều điểm tương đồng, đồng thời cũng có sự khác nhau, như: thẩm quyền giải quyết tranh chấp; thủ tục giải quyết tranh chấp; quyền, nghĩa vụ của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp… Trong đó, sự khác biệt đáng chú ý nhất là thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính thuộc về chính hệ thống cơ quan hành chính mà cụ thể là người bị khiếu nại hoặc cấp trên của người bị khiếu nại. Bằng việc đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) bị khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tự mình kiểm soát việc sử dụng quyền lực của mình, hoặc kiểm soát việc sử dụng quyền lực của cấp dưới. Có thể nói đây là kiểm soát nội bộ, dùng chính quyền hành pháp để kiểm soát quyền hành pháp.
- Thẩm quyền giải quyết TCHC bằng con đường tư pháp thuộc về Tòa án.
- Có thể gọi đây là kiểm soát ngoài. Cơ quan kiểm soát nằm ngoài hệ thống cơ quan hành chính. Cụ thể là dùng quyền tư pháp để kiểm soát quyền hành pháp. Đây là phương thức kiểm soát quyền lực được sử dụng trong các nhà nước hiện đại vì tòa án không chỉ là cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước như mọi cơ quan nhà nước khác mà còn được coi là cơ quan đại diện cho công lý, bảo vệ công lý, thực thi công lý. Phương thức này có ưu điểm vượt trội so với phương thức giải quyết khiếu nại bởi lẽ Tòa án hoàn toàn độc lập về tổ chức và hoạt động so với cơ quan hành chính. Vì vậy, việc đánh giá tính hợp pháp của QĐHC, HVHC bị khiếu kiện sẽ khách quan, vô tư.
- Như trên đã nói, TCHC có thể phát sinh trong bất cứ quan hệ pháp luật hành chính nào và nhu cầu bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, của Nhà nước, nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước được đặt ra trong mọi trường hợp. Tuy vậy, theo pháp luật hiện hành, không phải mọi TCHC đều được đưa ra giải quyết theo các phương thức kể trên. Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã liệt kê một số trường hợp về QĐHC, HVHC không thuộc đối tượng của khiếu nại, khởi kiện (Xem Điều Điều 11 Luật Khiếu nại 2011và khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015),cụ thể: pháp luật không cho phép khiếu nại các quyết định hành chính ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của cán bộ, công chức, viên chức mà không phải là quyết định kỷ luật; QĐHC, HVHC trong nội bộ cơ quan nhà nước, QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật thì không được khiếu nại, khởi kiện...
- Mặc dù vậy, có thể thấy hầu hết các QĐHC, HVHC liên quan đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước đều thuộc đối tượng khiếu nại, khiếu kiện.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Không nộp thuế thu nhập cá nhân có bị phạt.
➤ Quyết toán thuế thu nhập cá nhân ở Hàn Quốc và những câu hỏi thường gặp.
➤ Các trường hợp cấp chứng từ thuế thu nhập cá nhân.
➤ Vai trò của thuế thu nhập cá nhân.
Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.