Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không?

Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không?

15/07/2022


TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
CÓ BẮT BUỘC PHẢI HÒA GIẢI HAY KHÔNG?

Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không?

Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không? 

2. Tranh chấp liên quan đến đất đai không bắt buộc hòa giải.

3. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

  • Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Một số người dân khi có mâu thuẫn, xung đột lợi ích liên quan đến đất đai thường trực tiếp làm thủ tục khởi kiện lên Tòa án mà quên mất quy định hòa giải. Cùng tìm hiểu ngay về hoạt động hòa giải trong bài viết này nhé!

1. Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không?

  • Việc hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm 3 phương thức chính:
  • Tự hòa giải;
  • Hòa giải tại cơ sở;
  • Hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
  • Trong đó việc tự hòa giải và hòa giải tại cơ sở (xóm, làng…) đều xuất phát từ thiện chí tự nguyện giữa các bên trong quan hệ tranh chấp. Đồng thời, tại khoản 1, Điều 202 Luật đất đai 2013 cũng quy định hai hình thức này chỉ là phương án được khuyến khích thực hiện.
  • Riêng hoạt động hòa giải tại UBND cấp xã sẽ mang tính bắt buộc trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định việc khởi kiện Tòa án sẽ không được thụ lý đối với vụ án tranh chấp đất đai - ai là người có quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại UBND cấp xã.
  • Tóm lại, tranh chấp đất đai chỉ bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã khi nội dung liên quan đến việc xác định ai là người có quyền sử dụng mảnh đất. Các trường hợp còn lại đều không bắt buộc hòa giải.

2. Tranh chấp liên quan đến đất đai không bắt buộc hòa giải:

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, các tranh chấp liên quan đến đất đai không bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn bao gồm:
  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng cho thuê…;
  • Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất.
  • Các bên trong quan hệ tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, nếu có nhu cầu vẫn có thể yêu cầu UBND cấp xã hòa giải hoặc thông qua hình thức tự hòa giải/hòa giải tại cơ sở. Trường hợp không muốn hòa giải, có thể làm hồ sơ khởi kiện trực tiếp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Xem thêm: 6 điều nên biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai.

3. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:

 Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

  • Bước 1: Các bên có thể tiến hành tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải ở cơ sở (làng, xóm, thôn…).
  • Bước 2: Nếu không thể tự hoà giải, các bên phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hoà giải, trừ các trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.
  • Bước 3: Khi UBND cấp xã nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:
  • Thẩm tra, xác minh để tìm hiểu nguyên nhân về tranh chấp;
  • Thu thập các tài liệu, chứng cứ được các bên cung cấp;
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND.
  • Bước 4: Tổ chức một cuộc họp hoà giải có sự tham gia của các bên, thành viên của Hội đồng hòa giải và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
  • Hoạt động hòa giải chỉ được tiến hành khi có sự tham gia đầy đủ giữa các bên. Trường hợp một trong các bên vắng mặt đến lần thứ hai sẽ coi như kết quả hòa giải không thành.
  • Bước 5: Lập biên bản hòa giải, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên trong quan hệ tranh chấp, các thành viên tham gia và phải đóng dấu chứng nhận của UBND cấp xã.
  • Đối với trường hợp hòa giải thành, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất thì Chủ tịch UBND cấp xã phải tổ chức lại cuộc họp để xem xét, giải quyết. Kết quả của cuộc họp vẫn phải lập thành biên bản hòa giải.
  • Bước 6: Trường hợp hoà giải không thành hoặc các bên tiếp tục thay đổi ý kiến về kết quả hoà giải thì UBND lập biên bản hoà giải không thành. Hướng dẫn cho các bên làm hồ sơ khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền.

Tham khảo thêm:
Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

  • Với thông tin nêu trên, chắc hẳn bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không? Nếu bạn còn vấn đề hay thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất.