TRA CỨU NHÃN HIỆU ONLINE CHÍNH XÁC
TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tra Cứu Nhãn Hiệu Online chính xác trước khi đăng ký nhãn hiệu.
- Trước khi tiến hành việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho cơ quan có thẩm quyền, cá nhân/tổ chức phải tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp cá nhân/tổ chức đánh giá được khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu của mình. Từ đó sẽ ra quyết định nên nộp đơn đăng ký hay không. Bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ hướng dẫn quý khách hàng các cánh tra cứu nhãn hiệu chính xác nhất, phục vụ cho quá trình nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái niệm tra cứu nhãn hiệu.
2. Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu.
3. Kinh nghiệm tra cứu nhãn hiệu.
4. Thủ tục tra cứu nhãn hiệu thực hiện tại thư viện điện tử Cục Sở hữu trí tuệ.
5. Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
6. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Công ty Luật TNHH Thịnh Trí.
- Tra cứu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành ủy quyền để tra cứu nhãn hiệu đăng ký. Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là nhằm đánh giá khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu, việc này được tiến hành trước khi quyết định nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu cho cơ quan có thẩm quyền.
- Lưu ý: Quy trình đăng ký nhãn hiệu sẽ không bắt buộc cá nhân/tổ chức phải tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Hiện nay, Cục sở hữu trí tuệ nhận khoảng 45.000 đơn/1 năm đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ cho nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Vì thể, mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, cụ thể:
- Việc tra cứu trước nhãn hiệu nhằm đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu, xem nhãn hiệu đó đã được cá nhân/tổ chức nào đã nộp đơn đăng ký trước đó hay không? Nhãn hiệu có tương tự hoặc gây nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu trước đó hay không?
- Đánh giá nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng bị từ chối vì những lý do hiển nhiên không. Ví dụ: Nhãn hiệu mà cá nhân/tổ chức dự định đăng ký có gây nhầm lẫn với cơ quan nhà nước, mô tả trước tiếp sản phẩm/dịch vụ mà cá nhân/tổ chức cung cấp, nhãn hiệu là tên một địa danh.
- Đánh giá xem nhãn hiệu cá nhân/tổ chức dự định đăng ký có khả năng xâm phạm nhãn hiệu của bên khác hay không.
- Hằng năm, số lượng đơn đăng ký được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hơn 45.000 đơn. Vì thế, việc lựa chọn một nhãn hiệu làm cách nào không tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu đã được cá nhân/tổ chức đã nộp trước là một việc không hề đơn giản đối với những cá nhân/tổ chức nộp sau.
- Để tránh được việc nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký bị từ chối đăng ký bảo hộ độc quyền, do đó chúng ta cần tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn tại Cơ quan có thẩm quyền.
- Có rất nhiều bài học liên quan đến vấn đề này. Doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức, thời gian vào việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, khi tiến hành vấn đề pháp lý liên quan đến thương hiệu thì thương hiệu đó lại không được chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền đã từ chối cấp văn bằng cho thương hiệu đó.
- Để có thể giải quyết được vấn đề này, khi tiến hành xây dựng và quảng cáo thương hiệu, bên cạnh vấn đề marketing, các cá nhân/tổ chức phải chú trọng đến vấn đề tra cứu để tránh trùng lặp nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Quan trọng nhất ở đây là việc thiết kế thương hiệu, để tránh được trường hợp nhãn hiệu bị tương tự giống với các thương hiệu khác, tổ chức/cá nhân cần phải chủ động hơn trong việc lên ý tưởng, không nên đi tham khảo các mẫu của bên khác và làm theo trên cơ sở chỉ cần thay đổi “một chút”. Bởi việc thay đổi “một chút” được xem là tương tự nhãn hiệu của bên khác, vấn đề này sẽ bị từ chối cấp văn bằng. Ngoài ra, để tăng khả năng được bảo hộ nhãn hiệu, ngoài phần chữ thì khi thiết kế doanh nghiệp nên chọn thêm phần hình nhằm tạo sự khác biệt cho nhãn hiệu.
Thủ tục tra cứu nhãn sản phẩm/nhãn hóa sẽ được tiến hành qua các bước sau:
- Bước 1: Tổ chức/cá nhân tiến hành tra cứu nhãn hiệu truy cập vào website sau:
- http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
- Bước 2: Tổ chức/cá nhân nhập thông tin nhãn hiệu cần phải tra cứu vào ô nhãn hiệu tại thanh tìm kiếm:
- Ví dụ: Trong ô tìm kiếm tổ chức/cá nhân nhập chữ HONDA, nhóm SP/DV sẽ tiến hành nhập nhóm 12 (nhóm thuộc ô tô, xe máy).
- Sau đó, tổ chức/cá nhân nhấn vào nút tìm kiếm, trang web sẽ cho ra kết quả những nhãn hiệu HONDA trong nhóm 12 đã có tổ chức/cá nhân khác đăng ký.
- Bước 3: Nhập các thông tin phân loại hình tra cứu nhãn hiệu
- Tổ chức/cá nhân nhập thông tin vào ô phân loại hình khi tra cứu nhãn hiệu (việc này áp dụng đối với nhãn hiệu) Ví dụ: 06.01.
- Bước 4: Nhập các thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV
- Ví dụ: 12 (nhóm sản phẩm xe ô tô).
- Bước 5: Nhấn vào nút tìm kiếm để ra được kết quả tra cứu nhãn hiệu
- Sau khi thực hiện các bước trên, kết quả sẽ được hiển thị ra màn hình để tổ chức/cá nhân tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước đó hoặc đã nộp đơn trước mình hay không?
- Lưu ý: Việc tra cứu này chỉ mang tính tham khảo và kết quả cho ra chỉ chính xác từ 40%-50% do dữ liệu trực tuyến nếu trên sẽ không được áp dụng theo thời gian thực (không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn). Tuy nhiên, hình thức tra cứu nhãn hiệu này hoàn toàn miễn phí.
Hình 2. Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Khi tiến hành tra cứu theo cách chuyên sâu, tổ chức/cá nhân sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền Sở hữu trí tuệ làm việc với chuyên viên để họ tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu thuộc Cục Sở hữu trí tuệ.
- Với hình thức tra cứu chuyên sâu này, tổ chức/cá nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả tra cứu nhãn hiệu và có thể đánh giá trên 90% khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu để từ đó ra quyết định có nên đăng ký hay không?
- Lưu ý: Khác với hình thức tra trứu trên web nêu trên, hình thức tra chuyên sâu này sẽ mất phí.
- Luật Thịnh Trí với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong vấn đề tra cứu khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu, chúng tôi tự hào là đơn vị được nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức lựa chọn khi có nhu cầu. Luật Thịnh Trí đại diện sở hữu trí tuệ giúp cá nhân/tổ chức tiến hành dịch vụ tra cứu thương hiệu, đẩy nhanh quá trình đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng và chính xác. Từ đó, giúp cá nhân/tổ chức ra quyết định có nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến cơ quan có thẩm quyền hay không?
→ Tham khảo thêm:
➤ Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
➤ Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
➤ Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.
➤ Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
- Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
- Để tìm hiểu về việc tra cứu nhãn hiệu chính xác, nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365