Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình bị xử lý như thế nào?

Tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình bị xử lý như thế nào?

15/02/2022


TỘI NGƯỢC ĐÃI ÔNG BÀ, CHA MẸ,
NGƯỜI CÓ CÔNG NUÔI DƯỠNG MÌNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Tư vấn trường hợp ngược đãi ông bà, cha mẹ

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn trường hợp ngược đãi ông bà, cha mẹ

  Ngược đãi, hành vi ông bà, cha mẹ là một hành vi không những vi phạm pháp luật mà còn là hành vi trái đạo đức nghiệm trọng, cần được lên án. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật Thịnh Trí theo dõi bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thế nào là hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ?

2. Các yếu tố cấu thành tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình.

Mặt khách quan của tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình.

Khách thể tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình.

Mặt chủ quan tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình.

Chủ thể tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình.

3. Mức xử phạt đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình.

1. Thế nào là hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ?

  • Căn cứ khoản 7.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC về hành vi ngược đãi, hành hạ thường được thể hiện qua các hành động sau:
    • Hành vi đối xử tồi tệ trong quá trình ăn uống, ăn mặc, nơi ở và các mặt sinh hoạt hằng ngày khác đối với người thân trong gia đình như: chửi bới, mắng nhiếc, bắt người thân trong gia đình phải nhịn ăn, nhịn uống, bắt phải chịu rét, bắt mặc rách một cách không được bình thường.
    • Hành vi bạo lực xâm phạm đến thân thể của nạn nhân như: hành vi đánh đập, giam hãm,... làm cho nạn nhân chịu đau đớn về mặt thể xác và tinh thần.
  • Cũng theo Thông tư liên tịch trên, đối tượng ngược đãi ông bà, cha mẹ, cụ thể:
    • Ông bà nội, ông bà ngoại;
    • Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc cha dượng, mẹ kế.
  • Đồng thời, khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cụ thể: Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt trong trường hợp cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ ốm yếu, khuyết tật, ốm đau. Mặt khác, gia đình có nhiều người con thì các con phải cùng nhau chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ.
  • Như vậy, có thể hiểu hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ là một hành vi trái pháp luật. Người thực hiện hành vi trên có thể bị xử phạt hành chính hoặc nếu hậu quả nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tham khảo thêm: Thời hạn quyết định việc truy tố vụ án hình sự là bao lâu?

2. Các yếu tố cấu thành tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình

Mặt khách quan của tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình

  • Về hành vi ngược đãi, có một trong các hành vi sau:
  • Về ăn uống: cho ăn một cách bẩn thỉu như các vật dụng bát, đũa, thức ăn trong tình trạng thiếu thốn và mất vệ sinh. Ví dụ:  Bát đũa bẩn thỉu; không cho ăn đũa, thìa; đổ cơm ra sàn bắt nạn nhân phải bốc ăn,…
  • Về chỗ ở: sắp xếp nơi ở cho nạn nhân hết sức tồi tàn, không chăn, màn, giường chiếu.
  • Về mặc: Cho nạn nhân ăn mặc rách rưới, mùa đông không cho mặc áo ấm.
  • Về sinh hoạt khác: Không cho nạn nhân tắm rửa thường xuyên.
  • Lưu ý:
  • Việc thực hiện hành vi đối xử tệ bạc như trên phải được thể hiện một cách rõ ràng, trái ngược hoàn toàn với điều kiện sống của gia đình (ví dụ: Gia đình có điều kiện sống tốt nhưng lại để cha mẹ, ông bà già yếu ở chòi lá, chòi rơm, chuồng ngựa,...). Hành vi trên phải được xem xét ở mức độ nghiêm trọng, nghĩa là hành vi đó phải được xảy ra thường xuyên, làm cho  nạn nhân bị dày vò tinh thần, đau đớn thể xác, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Về nạn nhân của hành vi này cần chú ý:
  • Ông bà: Gồm cả ông bà nội, ông bà ngoại.
  • Cha mẹ: Bao gồm cả cha, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi và cả cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng.
  • Dấu hiệu khác.
    • Hành vi ngược đãi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng vẫn tái phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ. Đây là dấu hiệu cơ bản của tội danh này.
  • Gây hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho nạn nhân quá đau khổ dẫn đến tự xác hoặc nạn nhân quá suy kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây bất bình trong xã hội.

Khách thể tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình

  • Tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng mình đều xâm phạm đến quan hệ gia đình, xâm phạm đến đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của truyền thống dân tộc về “Kính trên, nhường dưới”. Ngoài ra, hành vi này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm của người bị hại.

Mặt chủ quan tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình

  • Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Chủ thể tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình

  • Chủ thể của tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình là bất kỳ người nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đủ tuổi theo pháp luật quy định. Đồng thời, chủ thể này phải có quan hệ gia đình (ông bà, cha mẹ) hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với người bị hại.

3. Mức xử phạt đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình

 Tư vấn mức xử phạt đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức xử phạt đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ

  • Căn cứ điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 02 khung hình phạt đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình như sau:
    • Khung hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với chủ thể có hành vi đối xử tồi tệ hoặc có những hành vi mang tính chất bạo hành, xâm phạm đến thân thể ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Thường xuyên làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và tinh thần.
  • Hành vi này đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm.
    • Khung hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với người phạm một trong các tội sau:
  • Thực hiện hành vi ngược đãi đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ nhưng biết người phụ nữ đó có thai, người già yếu.
  • Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người mắc các bệnh hiểm nghèo.
  • Quy định này xuất phát từ chính sách bảo vệ người yếu thế trong xã hội, cũng như tôn vinh truyền thống đạo đức của dân tộc ta “kính già yêu trẻ”. Con, cháu trong gia đình phải có trách nhiệm nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ khi họ già yếu, không còn sức lao động. Tuy nhiên, có một số trường hợp chính con, cháu lại ra tay hành hạ ông bà, cha mẹ của mình, hành động này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn trái đạo đức xã hội nghiêm trọng. Đây là một hành động đáng lên án và cần loại bỏ ra khỏi xã hội.

Tham khảo thêm:
Hành vi cố ý giết người bị xử lý như thế nào theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành?
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách. Khuyến cáo bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365