Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tố giác tội phạm không đúng sự thật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tố giác tội phạm không đúng sự thật sẽ bị xử phạt như thế nào?

07/01/2022


TỐ GIÁC TỘI PHẠM KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT
SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Hướng dẫn tố giác tội phạm theo quy định pháp luật

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Hướng dẫn tố giác tội phạm theo quy định pháp luật

  Tố giác tội phạm vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, việc làm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và phòng chống tội phạm. Người nào có hành vi cố tình tố giác sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ mà sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Việc cố tình tố giác sai sự thật sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, có thể vu oan cho người vô tội. Vậy cố tình tố giác sai sự thật thì cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt như thế nào? Trong phạm vi bài viết, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định liên quan đến vấn đề tố giác tội phạm sai sự thật.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Bồi thường thiệt hại cho hành vi tố giác tội phạm sai sự thật.

2. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố tình tố giác sai sự thật.

3. Hành vi cố tình tố giác tội phạm sai sự thật bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Mức bồi thường của hành vi cố ý tố giác tội phạm sai sự thật.

5. Hành vi không tố giác tội phạm sẽ bị xử lý như thế nào?

6. Tố giác tội phạm qua điện thoại có được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận?

1. Bồi thường thiệt hại cho hành vi tố giác tội phạm sai sự thật

  • Trường hợp người bị hại hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng minh được hành vi của người tố giác là cố tình tố giác không đúng sự thật, việc này ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại, người bị hại có quyền yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần, thiệt hại về tài sản theo quy định. Mức bồi thường này do 02 bên thỏa thuận, nếu không thể thỏa thuận thì người bị hại có quyền khởi kiện lên Tòa án để Tòa quyết định mức bồi thường.
  • Người tố giác tội phạm phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là nghĩa vụ trình bày trung thực, đúng sự thật về thông tin tố giác cho cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về nội dung tố giác trước pháp luật; có trách nhiệm hợp tác với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác khi có yêu cầu. Đồng thời, người tố giác phải bồi thường thiệt hại khi có hành vi cố ý tố giác sai sự thật.
  • Người tố giác không được thực hiện những hành vi sau: Cố ý tố giác tội phạm sai sự thật; sử dụng tên họ của người khác thực hiện việc tố giác sai sự thật; mua chuộc, hối lộ, cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ người khác tố cáo sai sự thật. Lợi dụng việc tố giác để tuyên truyền chống phá Nhà nước, xâm phạm lợi ích Nhà nước; gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vu khống, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Tham khảo thêm: Những quy định cần biết về khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can.

2. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố tình tố giác sai sự thật

  • Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ – CP có quy định xử phạt hành vi vi phạm trật tự công cộng. Đối với những hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, hành động khiêu khích, trêu ghẹo... thì áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi này là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

3. Hành vi cố tình tố giác tội phạm sai sự thật bị truy cứu trách nhiệm hình sự

 Tư vấn mức bồi thường và hình thức xử lý đối với hành vi cố tình tố giác sai sự thật

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức bồi thường và hình thức xử lý đối với hành vi cố tình tố giác sai sự thật

  • Nêu hành vi tố giác tội phạt cố tình sai sự thật thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người tố giác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định của pháp luật. Tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vu khống cụ thể như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, người tố giác cố tình sai sự thật có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, những trường hợp cụ thể sau:
  • Hành vi bịa đặt, loan truyền những thông tin biết rõ là sai sự thật nhưng vẫn cố tình nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác một mức nghiêm trọng; hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Hành vi bịa đặt, loan truyền người khác phạm tội và tố giác họ trước cơ quan có thẩm quyền.

4. Mức bồi thường của hành vi cố ý tố giác tội phạm sai sự thật

  • Căn cứ Điều 592 tại Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, cụ thể:
    • Người cố tình tố giác sai sự thật sẽ phải bồi thường chi phí hợp lý nhằm hạn chế và khắc phục thiệt hại.
    • Người cố tình tố giác sai sự thật phải bồi thường mức thu nhập giảm sút cho người bị hại.
    • Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
  • Khi người khác bị xâm hại danh dự, nhân phẩm, uy tín do hành vi cố tình tố giác sai sự thật thì người tố giác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận; nếu không thể thỏa thuận được mức tối đa mà người bị tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín phải chịu thì mức bồi thường được tính không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

5. Hành vi không tố giác tội phạm sẽ bị xử lý như thế nào?

  • Bên cạnh quy định về mức bồi thường cho hành vi cố tình tố giác sai sự thật, thì phải luật còn quy định về hành vi không tố giác tội phạm. Khi một người biết rõ tội phạm đang chuẩn bị hành vi phạm tội; đang thực hiện hành vi phạm tội; hoặc đã phát hiện ra hành vi phạm tội nhưng không tiến tố giác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể:
  • Nếu người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang chuẩn bị hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội nhưng không tố giác, trừ trường hợp theo luật định, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy vào tính chất, mức độ.
  • Người không tố giác tội phạm nếu có những hành động ngăn cản người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của hành vi phạm tội thì có thế sẽ được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

6. Tố giác tội phạm qua điện thoại có được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận?

  • Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tố giác, tin báo về tội phạm có thể thông qua hình thức bằng lời nói hoặc hình thức bằng văn bản. Để đáp ứng cho công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm, các trường hợp tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm, các kiến nghị khởi tố được gửi qua dịch vụ bưu chính, phương tiện điện thoại hoặc các phương tiện khác đều được ghi chép vào số ghi nhận, ghi âm, ghi hình có tiếng.

Tham khảo thêm:
Quy định về khởi tố bị can trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định liên quan đến vấn đề cố ý tố giác tội phạm sai sự thật, mức bồi thường và hình thức xử phạt cho hành vi này. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365