Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tìm hiểu về đối tượng của hợp đồng dân sự

Tìm hiểu về đối tượng của hợp đồng dân sự

15/02/2022


TÌM HIỂU VỀ ĐỐI TƯỢNG
CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về đối tượng hợp đồng.

2. Các loại hợp đồng chủ yếu.

3. Điều kiện về đối tượng đối với một số hợp đồng thông dụng.

  Khi giao kết hợp đồng dân sự thì mỗi loại hợp đồng đều có đối tượng giao dịch cụ thể. Đối tượng của hợp đồng là một trong những nội dung thiết yếu khi giao kết hợp đồng. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chặt chẽ về đối tượng hợp đồng. Như vậy, đối tượng của hợp đồng là gì và căn cứ pháp lý xác định đối tượng của hợp đồng như thế nào?  Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng (ảnh minh họa)

1. Quy định về đối tượng hợp đồng

  • Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự quy định Hợp đồng được xây dựng dựa trên cơ sở thỏa thuận của hai bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
  • Về nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các nội dung sau đây:
  • Chủ thể giao kết hợp đồng;
  • Đối tượng hợp đồng;
  • Chất lượng, số lượng;
  • Phương thức thanh toán, giá;
  • Phương thức thực hiện hợp đồng, thời hạn thực hiện, địa điểm thực hiện;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng;
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Hình thức giải quyết tranh chấp.
  • Trong đó, mỗi hợp đồng sẽ có đối tượng nhất định. Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà thì đối tượng của hợp đồng là nhà.

 Các loại hợp đồng chủ yếu (ảnh minh họa)

Các loại hợp đồng chủ yếu (ảnh minh họa)

2. Các loại hợp đồng chủ yếu

  • Theo Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Hợp đồng gồm có các loại chủ yếu sau đây:

1. Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Khi thực hiện hợp đồng song vụ, khi các bên có sự thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo thời hạn đã thỏa thuận; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411, 413 Bộ luật Dân sự.

2. Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Khi thực hiện hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý hoặc thực hiện sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. Các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, trừ trường hợp có sự thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước. Nếu các bên không thể đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì ưu tiên nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

3. Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

4. Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

5. Hợp đồng có điều kiện: là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc thay đổi, phát sinh hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

6. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: là hợp đồng mà người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ và các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ đó. Khi thực hiện hợp đồng này thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu phát sinh tranh chấp về thực hiện hợp đồng giữa các bên thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi việc giải quyết tranh chấp được kết thúc.

3. Điều kiện về đối tượng đối với một số hợp đồng thông dụng

  1. Các loại hợp đồng thông dụng liên quan đến tài sản:
  • Đối với loại hợp đồng này thì đối tượng của hợp đồng là các loại tài sản hợp pháp (tiền, giấy tờ có giá, vật và quyền tài sản), được phép giao dịch, có giấy tờ, số liệu, chứng minh tài sản và tài sản không bị tranh chấp quyền sở hữu, không bị kê biên thi hành án. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị hạn chế chuyển nhượng hoặc tài sản bị cấm thì tài sản là đối tượng của hợp đồng này phải phù hợp với các quy định đó.
  • Hợp đồng mua bán tài sản: theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Trường hợp, hợp đồng mua bán tài sản, trong đó tài sản là nhà ở để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở và luật khác có liên quan.
  • Hợp đồng tặng cho tài sản: theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản.
  • Hợp đồng trao đổi tài sản: theo quy định tại Điều 455 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
  • Hợp đồng vay tài sản: theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà bên cho vay giao tài sản cho bên vay; bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản như đã thỏa thuận khi đến hạn trả.
  • Hợp đồng thuê tài sản: theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê có trách nhiệm trả tiền thuê.
  1. Hợp đồng dịch vụ: theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ khi bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ.
  • Đối tượng của hợp đồng này là công việc có thể thực hiện được, không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của luật.
  • Ví dụ: Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình thì đối tượng của hợp đồng là công việc tư pháp lý.
  1. Hợp đồng thuê khoán tài sản: theo quy định tại Điều 483 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê cho bên cho thuê và bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng lợi tức, hoa lợi thu được từ tài sản được thuê khoán và.
  • Đối tượng của hợp đồng này là cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết rừng, đất đai, mặt nước chưa khai thác, gia súc.
  1. Hợp đồng mượn tài sản: theo quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền và bên mượn phải trả lại tài sản đó khi mục đích mượn đã đạt được hoặc khi hết thời hạn mượn.
  • Đối tượng của hợp đồng này là tất cả những tài sản không tiêu hao.
  1. Hợp đồng gia công: theo quy định tại Điều 452 Bộ luật Dân sự là hợp đồng mà bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công và bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
  • Đối tượng của hợp đồng này là vật được xác định trước theo tiêu chuẩn, theo mẫu.

Xem thêm:

Hợp đồng thuê tài sản theo quy định pháp luật.
Chấm dứt hợp đồng dân sự là gì? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự.
Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Trên đây là nội dung một số quy định về đối tượng của hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015 của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.