Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

28/01/2022


TÌM HIỂU VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bồi thường thiệt hại như thế nào?

2. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. 1

3. Người dùng rượu và các chất kích thích khác gây ra thiệt hại bồi thường thế nào?

4. Người của pháp nhân gây ra thiệt hại thì ai bồi thường?

5. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự trong thời gian bệnh viện, người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học gây ra.

6. Nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại bồi thường thiệt hại như thế nào?

7. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.

8. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể.

Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể (ảnh minh họa)

  Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín, tính mạng, lợi ích và quyền hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại trừ những trường hợp được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.

1. Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bồi thường thiệt hại như thế nào?

  • Người gây thiệt hại không phải bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

2. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

  • Người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Phần bồi thường thiệt hại sẽ là phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
  • Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại bởi người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra.

3. Người dùng rượu và các chất kích thích khác gây ra thiệt hại bồi thường thế nào?

  • Người gây thiệt hại cho người khác thì phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại khi người đó lầm vào tình trạng mất khả năng làm chủ hành vi, mất khả năng nhận thức do uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác.
  • Trong trường hợp một người cố ý để người khác lâm vào trình trạng mất khả năng làm chủ hành vi và mất khả năng nhận thức bằng cách dùng rượu hoặc những chất kích thích khác để khiển và người này gây thiệt hại thì người cố ý phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

4. Người của pháp nhân gây ra thiệt hại thì ai bồi thường?

  • Khi người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân và gây ra thiệt hại thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại; Pháp nhân có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định sau khi pháp nhân đã thực hiện việc bồi thường thiệt hại.

5. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự trong thời gian bệnh viện, người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học gây ra

  • Trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra trong trường hợp người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý.
  • Người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác bồi thường thiệt hại xảy ra.
  • Trong trường hợp bệnh viện, trường học, pháp nhân khác nêu trên chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý thì không cần phải bồi thường thiệt hại; trong trường hợp này thì người giám hộ, mẹ, cha của người mất năng lực hành vi dân sự, người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường thiệt hại.

6. Nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại bồi thường thiệt hại như thế nào?

  • Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm chất phóng xạ, thú dữ, chất độc, chất cháy, chất nổ, vũ khí, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, hệ thống tải điện, phương tiện giao thông vận tải cơ giới và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
  • Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận chuyển, trông giữ, bảo quản, sử dụng, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại; đối với trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác sử dụng, chiếm hữu thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Khi không có lỗi, người sử dụng, chiếm hữu, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp sau đây:
    • Người bị thiệt hại cố ý gây ra hoàn toàn thiệt hại;
    • Thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết hoặc trong trường hợp bất khả kháng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị sử dụng, chiếm hữu trái pháp luật và gây thiệt hại thì người đang sử dụng, chiếm hữu trái pháp luật phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
  • Khi người sử dụng, chiếm hữu, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ liên đới bồi thường thiệt hại do có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị sử dụng, chiếm hữu trái pháp luật.

 Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (ảnh minh họa)

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (ảnh minh họa)

7. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

  • Trong trường hợp súc vật gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu súc vật phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, người sử dụng, chiếm hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian người đó sử dụng, chiếm hữu súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Người thứ ba phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi trong việc làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác; chủ sở hữu và người thứ ba liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cả hai cùng có lỗi.
  • Trường hợp súc vật bị sử dụng, chiếm hữu trái pháp luật và gây ra thiệt hại cho người khác thì người sử dụng, chiếm hữu phải thực hiện việc bồi thường; người sử dụng, chiếm hữu, chủ sở hữu súc vật liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có lỗi trong việc để súc vật bị sử dụng, chiếm hữu trái pháp luật.
  • Chủ sở hữu súc vật bồi thường theo tập quán trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại nhưng không được trái đạo đức xã hội, pháp luật.

8. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể

  • Pháp nhân, cá nhân bồi thường thiệt hại khi xâm phạm thi thể.
  • Chi phí bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể bao gồm chi phí khắc phục thiệt hại, chi phí hợp lý để hạn chế thiệt hại.
  • Khi xâm phạm thi thể thì người xâm phạm phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên cùng với một khoản tiền cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết để bù đắp cho những tổn thất về tinh thần, thực hiện bồi thường cho người trực tiếp nuôi dưỡng người chết nếu những người được bù đắp nêu trên. Các bên thỏa thuận mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức tối đa cho việc bồi thường thiệt hại là ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với mỗi thi thể bị xâm phạm nếu các bên không thỏa thuận được.

Xem thêm:

Một số vướng mắc về giải quyết bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Trên đây là nội dung Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.