Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tìm hiểu về biện pháp phong tỏa tài khoản

Tìm hiểu về biện pháp phong tỏa tài khoản

23/12/2021


TÌM HIỂU VỀ
BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN

Tư vấn biện pháp phong tỏa tài khoản theo Bộ luật tố tụng hình sự
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn biện pháp phong tỏa tài khoản theo Bộ luật tố tụng hình sự

  Nhu cầu sử dụng tài khoản ngày càng cao bởi sự tiện lợi trong việc di chuyển, thanh toán nhanh chóng mà chúng mang lại, không lo bị rơi rớt tiền hay bị mất cắp. Phong tỏa tài khoản là một biện pháp cưỡng chế trong hoạt động tố tụng hình sự, mục đích của biện pháp cưỡng chế này là ngăn chặn kịp thời hành vi tẩu tán tài sản trái pháp luật của người phạm tội. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thế nào là biện pháp cưỡng chế hình sự?

2. Biện pháp cưỡng chế có những đặc điểm gì?

3. Những trường hợp nào bị áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền phong tỏa tài khoản.

5. Trình tự, thủ tục tiến hành biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản.

Thứ nhất Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản giao lệnh phong tỏa tài khoản cho Tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước.

Thứ hai Tổ chức tín dụng và Kho bạc nhà nước tiến hành phong tỏa tài khoản và lập biên bản.

1. Thế nào là biện pháp cưỡng chế hình sự?

  • Biện pháp cưỡng chế hình sự là việc dùng quyền lực nhà nước buộc những người có liên quan đến vụ án hình sự phải tuân theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
  • Biện pháp cưỡng chế trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định, bao gồm: biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế khác. Trong đó biện pháp ngăn chặn, bao gồm: giữ người trong các trường hợp khẩn cấp, bắt người, tạm giữ người, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Biện pháp cưỡng chế khác, bao gồm: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.

2. Biện pháp cưỡng chế có những đặc điểm gì?

  • Thứ nhất, Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự có đầy đủ các tính chất sau: Tính quyền lực nhà nước – Tính bắt buộc thi hành. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế luôn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nắm giữ quyền lực nhà nước trong các hoạt động tố tụng hình sự. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là những đối tượng tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, người bị hại, bị can, bị cáo. Nếu chủ thể là pháp nhân thì cũng sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như cá nhân.
  • Thứ hai, Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự phải được diễn ra đúng quy trình, thủ tục, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, có đủ căn cứ pháp luật để thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế.
  • Thứ ba, Mục đích của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế là nhằm bảo đảm sự thuận tiện, thuận lợi trong các hoạt động điều tra, giai đoạn tuy tố, giai đoạn xét xử và thi hành án.

3. Những trường hợp nào bị áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản

  • Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa: Người bị tạm giữ, người bị bắt, bị can, bị cáo mà cơ quan có thẩm quyền dựa theo pháp luật quy định để tích thu tài sản hoặc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng, tài khoản tín dụng để bảo đảm cho việc điều tra án.
  • Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với người khác khi có chứng cứ chứng minh tài khoản này có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
  • Cơ quan có thẩm quyền chỉ được phong tỏa tương ứng với mức tài sản bị tịch thu hoặc số tiền tương ứng với việc bồi thường thiệt hại. Người được giao trách nhiệm thực hiện quyết định phong tỏa, người quản lý tài khoản phong tỏa mà tài khoản vẫn bị thất thoát thì người quản lý phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Tham khảo thêm: Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng trong trường hợp nào theo quy định của BLTTHS.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền phong tỏa tài khoản

  • Thủ trưởng điều tra các cấp, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp:
    • Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: Khi ra quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng, tài khoản tín dụng thì Thủ trưởng, phó thủ trưởng phải ra thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành lệnh phong tỏa.
    • Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự, Phó viện trưởng kiểm sát quân sự.
    • Chánh án Tòa án nhân dân, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Phó Chánh Tòa án quân sự các cấp, Hội đồng xét xử.
    • Thẩm phán giữ chức chủ tọa phiên tòa.

5. Trình tự, thủ tục tiến hành biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản

 Tư vấn trình tự, thủ tục tiến hành biện pháp phong tỏa tài khoản
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn trình tự, thủ tục tiến hành biện pháp phong tỏa tài khoản

Thứ nhất Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản giao lệnh phong tỏa tài khoản cho Tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước

  • Khi bắt đầu tiến hành phong tỏa tài khoản, Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản có trách nhiệm giao quyết định phong tỏa đến các tổ chức tín dụng nơi người phạm tội mở tài khoản hoặc Kho bạc nhà nước hoặc những người có liên quan. Việc giao và nhận lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng, tài khoản tín dụng đều phải lập thành biên bản theo quy định pháp luật.

Thứ hai Tổ chức tín dụng và Kho bạc nhà nước tiến hành phong tỏa tài khoản và lập biên bản

  • Ngay sau khi đã nhận được lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước phải tiến hành thực hiện ngay việc phong tỏa đối với cá nhân, tổ chức được nêu trong lệnh phong tỏa. Sau khi phong tỏa tài khoản, Tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước tiến hành lập 5 biên bản, trong đó, một bản tiến hành bàn giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho những người liên quan đến người bị buộc tội, một bản tiến hành gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản được đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu lại tại Tổ chức tín dụng hoặc tại Kho bạc nhà nước.
  • Bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ phân tích một số quy định pháp luật liên quan đến biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản. Biện pháp cưỡng chế tài sản được quy định trong pháp luật nhằm trường hợp tội phạm có cơ hội tẩu tán tài sản, dùng tài sản của hành vi trái pháp luật vào những mục đích khác hoặc không muốn đưa tài sản vào nghĩa vụ bồi thường của mình và đồng thời giúp bảo đảm cho quá trình thi hành án. Quy định về phong tỏa tài khoản là một quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Tham khảo thêm:
Vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự.
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.

  • Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các quy định pháp luật liên quan biện pháp cưỡng chế hình sự, hoặc tìm kiếm luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình,… Vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365