Thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan nào?
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Hình thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
1.1 Các loại hình doanh nghiệp.
1.2 Hình thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan nào?
2.1 Khi nộp hồ sơ trực tiếp/nộp qua đường bưu điện.
2.2 Khi nộp hồ sơ trực tuyến.
3. Thời gian để thành lập một doanh nghiệp.
- Nhu cầu thành lập doanh nghiệp và phát triển nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận là xu hướng tất yếu của thị trường. Bạn đang băn khoăn không biết phải đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan nào? Đừng lo lắng, hãy đọc ngay bài viết này để tìm lời giải đáp nhé!
- Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp chính bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần.
- Hồ sơ thành lập của một doanh nghiệp sẽ tuân theo quy định bộ hồ sơ riêng biệt theo loại hình doanh nghiệp tương ứng tại Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
→ Tham khảo thêm: Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
- Để hoạt động kinh doanh và phát triển theo mô hình doanh nghiệp tương ứng, các cá nhân/tổ chức phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền.
- Theo quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020, người đại diện của công ty hoặc người được ủy quyền sẽ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo một trong các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh Việt Nam.
- Nộp hồ sơ qua đăng ký thành lập doanh nghiệp qua đường bưu điện.
- Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Theo Thông báo số 788/TB-KH&ĐT ngày 07/9/2017 TP. Hà Nội bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký thành lập thông qua phương thức trực tuyến tại cổng thông tin quốc gia. Các tỉnh thành khác trên cả nước có thể chọn một trong 3 phương thức trên để nộp hồ sơ.
- Tuy nhiên, phương thức được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện nay chính là đăng ký thành lập qua mạng. Đây là cách tiết kiệm, xử lý nhanh gọn và đỡ mất thời gian di chuyển, chờ đợi tại các cơ quan nhà nước. Đồng thời, giấy tờ đăng ký online cũng sẽ có giá trị pháp lý tương đương với việc đăng ký bản giấy.
- Các chủ thể thuộc khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 sẽ không được phép đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn như cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội và công an, viên chức quốc phòng…
- Mặc dù các địa điểm nộp hồ sơ có thể khác nhau nhưng chung quy đều sẽ do Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết. Cụ thể như sau:
- Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người đại diện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở.
- Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư có quyền tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập và trả kết quả tại các địa điểm khác nhau trong cùng một tỉnh. Thông thường, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa.
- Sau khi tiếp nhận, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi giấy biên nhận về việc đã nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả là sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo cho chủ thể đại diện để kịp thời điều chỉnh giấy tờ.
- Nếu lựa chọn việc nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia bạn truy cập vào địa chỉ sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Người đại diện phải chuẩn bị hồ sơ bản điện tử/scan với các định dạng như .doc, .docx hoặc .pdf, không sử dụng bản giấy.
- Người đại diện lựa chọn hình thức trực tuyến phải tạo tài khoản trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp hoặc dùng chữ ký số để nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp pháp.
- Mặc dù hình thức nộp hồ sơ có thay đổi nhưng cơ quan trực tiếp giải quyết hồ sơ của bạn cũng là Phòng đăng ký kinh doanh. Sau khi cơ quan nhà nước đã xử lý hồ sơ, bạn vẫn phải trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền và giấy tờ tùy thân.
→ Có thể bạn quan tâm về: Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ thành lập công ty.
Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Trên thực tế thời gian thành lập một doanh nghiệp không chỉ bao gồm thời gian đăng ký tại cơ quan nhà nước mà còn các khâu soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, tìm địa điểm đặt trụ sở, tìm kiếm nhân lực cho công ty, các thủ tục khác sau khi thành lập…
- Nếu bạn làm đúng và đủ thì thời gian thành lập sẽ diễn ra nhanh chóng, ngược lại nếu chuẩn bị quá nhiều sai sót thì bạn phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần dẫn đến việc thời gian thành lập doanh nghiệp bị kéo dài. Cụ thể như sau:
- Thời hạn đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan đăng ký kinh doanh là từ 3-5 ngày. Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ và nộp đủ lệ phí bạn sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
- Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, bạn phải xin giấy chứng nhận đầu tư trước khi làm thủ tục thành lập. Thời gian xin giấy phép đầu tư có thể kéo dài từ 15-30 ngày.
- Ngoài ra, sau khi đã hoàn tất thủ tục thành lập, doanh nghiệp cần phải xin các giấy phép con nếu thuộc danh sách ngành nghề có điều kiện và tiến hành các thủ tục khác như: công bố đăng ký doanh nghiệp, khắc con dấu, lập tài khoản công ty…
- Với bài viết này chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan nào? Nếu còn điều gì còn thắc mắc hay cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để chuyên viên kịp thời tư vấn, giải quyết vấn đề pháp lý.
→ Xem thêm:
→ Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?
→ Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?