Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục ly hôn vắng mặt được tiến hành như thế nào?

Thủ tục ly hôn vắng mặt được tiến hành như thế nào?

05/12/2021


THỦ TỤC LY HÔN VẮNG MẶT

ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Luật Thịnh Trí – Tư vấn thủ tục ly hôn
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn thủ tục ly hôn

  Thông thường khi ly hôn đơn phương sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bên còn lại không chịu hợp tác. Vậy liệu Tòa án có giải quyết ly hôn khi một bên vắng mặt hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề ly hôn vắng mặt một trong hai bên.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Ly hôn vắng mặt thường xảy ra trong các trường hợp nào?

2. Ly hôn, không được ủy quyền cho người khác.

3. Thuận tình ly hôn nếu một trong hai bên vắng mặt có được không?

4. Một trong hai bên vắng mặt khi ly hôn đơn phương, Tòa án có tiến hành xét xử?

5. Trình tự thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn nhưng vắng mặt một bên.

1. Ly hôn vắng mặt thường xảy ra trong các trường hợp nào?

  • Ly hôn là một sự kiện pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
  • Hiện nay có 2 hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và đơn phương xin ly hôn.
  • Trong đó thuận tình ly hôn là sự thỏa thuận của 2 vợ chồng thống nhất ly hôn, đã thỏa thuận với nhau về vấn đề phân chia tài sản, quyền trực tiếp nuôi con. Đơn phương ly hôn là trường hợp một trong hai người yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Vì thế, ly hôn đơn phương sẽ gặp phải sự bất hợp tác của người còn lại, thông thường sẽ dùng rất nhiều lý do khác nhau để không tham dự phiên tòa nhằm để gây khó khăn cho quá trình giải quyết ly hôn, như:

- Từ chối không tham gia phiên hòa giải và phiên tòa để giải quyết ly hôn

- Bỏ đi khỏi nơi cư trú

- Đang trong tình trạng mất tích không thể liên lạc được

- Vì ốm đau, bệnh tật... nên không thể tham gia giải quyết ly hôn.

2. Ly hôn, không được ủy quyền cho người khác

  • Quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người nên không thể chuyển giao cho người khác, tức là trong ly hôn pháp luật không cho phép được ủy quyền cho người khác thực hiện ly hôn. Do đó, nếu muốn giải quyết ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng đều phải trực tiếp tham gia giải quyết ly hôn mà không được ủy quyền cho người khác làm thay mình.
  • Mặt khác trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác của hai vợ /chồng, yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì họ là người đại diện.
  • Như vậy, khi tiến hành ly hôn vợ/chồng không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về việc ly hôn

3. Thuận tình ly hôn nếu một trong hai bên vắng mặt có được không?

  • Vắng mặt tại phiên Hòa giải
  • Trước khi xét đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho 2 vợ chồng để họ có thể đưa ra một phương án khác ngoài phương án ly hôn. Nếu vợ, chồng hòa giải thành thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành phiên tòa sơ thẩm giải quyết ly hôn.
  • Vì vậy, giai đoạn hòa giải phải có sự có mặt của hai bên không được một bên vắng mặt. Nếu thuận tình ly hôn thì bắt buộc phải có mặt của cả hai người.
  • Vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
  • Nếu người có đơn yêu cầu ly hôn vắng mặt lần thứ nhất nhưng có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp.Trong trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc ly hôn không có sự tham gia của họ, thì Tòa án sẽ tiến hành ly hôn vắng mặt họ.
  • Nếu người có đơn yêu cầu ly hôn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự, trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục pháp luật quy định.
  • Như vậy, khi một trong hai người vắng mặt và người vắng mặt đó có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc ly hôn không có sự tham gia của họ thì Tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt của người đó.Tuy nhiên trên thực tế thì giải quyết việc thuận tình ly hôn dựa trên sự tự nguyện của các bên mà khi một bên vắng mặt thì để Tòa án giải quyết vắng mặt sẽ rất khó khăn, vì vậy để được giải quyết vắng mặt một trong hai bên thì người có yêu cầu ly hôn nên làm thủ tục ly hôn đơn phương để Tòa án giải quyết.

Tham khảo thêm: Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

4. Một trong hai bên vắng mặt khi ly hôn đơn phương, Tòa án có tiến hành xét xử?

Tư vấn thủ tục ly hôn vắng mặt
Tư vấn thủ tục ly hôn vắng mặt.

  • Nếu đương sự vắng mặt trong phiên tòa, Tòa vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương trong trường hợp:
  • Vợ/chồng của người yêu cầu ly hôn có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa (những trường hợp cha, mẹ hoặc người thân thích yêu cầu ly hôn theo các trường hợp luật định);
  • Ngoài ra, nếu sau hai lần Tòa án gửi thư mời triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
  • Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn, nếu đến lần thứ 2 mà bị đơn vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.
  • Vậy nếu bị đơn vắng mặt trong trường hợp đơn phương ly hôn thì Tòa án vẫn xét xử theo các trường hợp luật định.

5. Trình tự thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn nhưng vắng mặt một bên

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Tài liệu trong hồ sơ bao gồm:
      • Đơn xin ly hôn đơn phương;
      • Bản chính Giấy đăng ký kết hôn, nếu không bản chính thì bạn có thể xin cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc xin xác nhận của UBND cấp xã nơi bạn đã đăng ký kết hôn;
      • Bản sao có chứng thực CMND/CCCD của vợ và chồng, sổ hộ khẩu;
      • Bản sao giấy khai sinh của con nếu có con chung;
      • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản, nếu có tranh chấp về tài sản.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  • Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đã nêu trên. Ngoài ra, bạn phải thu thập các chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực gia đình, không làm tròn nghĩa vụ của đối phương, bằng chứng ngoại tình... để cung cấp cho Tòa án.
  • Tiến hành nộp hồ sơ đã soạn nộp tại Tòa án nhân dân quận/huyện/thành phố nơi bị đơn (vợ hoặc chồng) đang cư trú hoặc làm việc.
  • Bước 3: Tòa án xem xét đơn và thụ lý vụ án
  • Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Sau khi ra quyết định thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập thì sẽ bị coi là không hòa giải thành theo quy định pháp luật. Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
  • Bước 4: Ra bản án ly hôn
  • Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.
  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã nêu ra các trường hợp xử lý ly hôn khi vắng mặt một trong hai bên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho quý khách trong vấn đề giải quyết ly hôn. Nếu có vướng mắc trong các thủ tục ly hôn, phân chia tài sản, quyền lợi nuôi con, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Tham khảo thêm:
Hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục thuận tình ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Úc.