THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ DI CHÚC
Hình 1. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có di chúc.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thế nào là di chúc hợp pháp?
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có di chúc.
3. Hồ sơ tranh chấp đất đai có di chúc.
- Ngày nay, thuật ngữ “di chúc” có vẻ đã không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho một hoặc nhiều người khác sau khi chết.
- Để được pháp luật công nhận là một di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, về điều kiện của người lập di chúc: Di chúc phải được lập bởi người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được xem là di chúc hợp pháp. Cụ thể, theo Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
- Người lập di chúc phải trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Việc lập di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Thứ hai, điều kiện về nội dung: Theo điểm b Khoản 1 Điều 620 BLDS 2015 thì nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Thứ ba, điều kiện về hình thức: Cũng theo Điều 630 BLDS 2015, hình thức di chúc không được trái quy định của luật. Cụ thể như sau:
- Theo Điều 627 BLDS 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
- Nếu người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi muốn lập di chúc thì di chúc phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Nếu người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ muốn lập di chúc thì di chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng:
- Trường hợp di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực thì chỉ được coi là hợp pháp, nếu có di chúc này đáp ứng đủ các điều kiện được ghi nhận tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
- Đối với di chúc miệng: Để di chúc miệng được coi là hợp pháp thì khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình, phải có từ hai người trở lên làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau đó, trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Hình 2. Điều kiện di chúc hợp pháp.
- Tại Luật Đất đai 2013 (Luật hiện hành) có quy định, nếu có tranh chấp đất đai xảy ra các bên có thể thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang bị tranh chấp. Trong trường hợp hòa giải không thành thì căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có đất tranh chấp.
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có di chúc tại Tòa án được thực hiện theo các bước sau:
Tại bước này, cá nhân, tổ chức trong quan hệ đất đai có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm tiến hành nộp khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp.
Lưu ý: Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Thông tin người khởi kiện bao gồm: tên, nơi cư trú, làm việc;
- Nếu có người có quyền và lợi ích được bảo vệ thì phải ghi tên, nơi cư trú, làm việc của người này;
- Thông tin người bị kiện gồm: Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện;
- Thông tin người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: tên, nơi cư trú, làm việc;
- Trình bày về việc quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Nếu có người làm chứng thì phải ghi họ, tên, địa chỉ của người làm chứng;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
- Bước 2: Tòa án xem xét và thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét, nếu đơn khởi kiện đáp ứng đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án tiến hành thụ lý và chuyển sang giai đoạn hòa giải;
- Bước 3: Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự;
- Bước 4: Tòa án ra quyết định, bản án về vấn đề tranh chấp đất đai có di chúc.
- Đối với thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ tranh chấp đất đai có di chúc sẽ gồm có:
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai;
- Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh như bản sao quyết định hành chính, bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các tài liệu chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp như di chúc,…
- Trường hợp hòa giải không thành và đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền tức là Tòa án nơi có đất xảy ra tranh chấp. Lúc này, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
- Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
- Các giấy tờ liên quan khác nhằm chứng minh thực trạng đất đai liên quan đến vấn đề khởi kiện như di chúc, biên bản phân chia di sản,...;
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Điều kiện hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng.
➤ Lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?
➤ Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết.
➤ Một số quy định về tranh chấp ranh giới đất đai.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về tranh chấp đất đai có di chúc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: Luật Thịnh Trí