Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2022: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2022: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

22/07/2022


THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2022:
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪ A ĐẾN Z

Tư vấn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2022

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2022.

  • Hiện nay, tại Việt Nam các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty đã được đơn giản hóa, tại điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội gia nhập thị trường. Tuy nhiên, việc tiếp cận thủ tục pháp lý về doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhất định. Nhằm để doanh nghiệp có cái nhằm tổng thể hơn về quá trình thành lập doanh nghiệp, bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục, quy trình thành lập doanh nghiệp năm 2022.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Lựa chọn loại hình công ty.

2. Xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.

3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

5. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

6. Khắc con dấu của công ty.

7. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Các bước thành lập công ty

1. Lựa chọn loại hình công ty

  • Căn cứ Luật doanh nghiệp hiện hành đang công nhận 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Khi có mong muốn thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải ưu tiên việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Để biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào, trước tiên cá nhân, tổ chức phải hiểu rõ tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp.
  • Cách đơn giản nhất là dựa vào số lượng thành viên tham gia vào việc thành lập công ty. Nếu chỉ có một người thành lập doanh nghiệp thì bạn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc loại hình công ty TNHH một thành viên.

Tham khảo thêm: Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

2. Xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh:

Xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh 

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.

  • Tên công ty
  • Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020, hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên cho công ty, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý những điểm sau:
  • Tên tiếng Việt sẽ bao gồm 02 thành tố tạo thành: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp;
  • Tên riêng của công ty không được trùng với tên riêng của công ty khác;
  • Tên công ty không được sử dụng tên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội,…;
  • Tên công ty không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm văn hóa, truyền thống lịch sử, thuần phong mỹ tục,…
  • Nơi đặt trụ sở công ty
  • Căn cứ Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
  • Vốn điều lệ công ty
  • Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh; cá nhân, tổ chức phải xác định được vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Nếu là loại hình công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã được bán ra hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty.
  • Nếu là loại hình công ty hợp danh hoặc công ty TNHH: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành lập công ty, chủ sở hữu đã góp hoặc đã cam kết góp khi tiến hành việc thành lập công ty.

Căn cứ: Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Doanh nghiệp được tự do lựa chọn kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Nghĩa là khi tiến hành việc thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức phải loại trừ các ngành, nghề mà pháp luật cho phép kinh doanh.
  • Ngoài ra, cần lưu ý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các ngành nghề bị hạn chế đầu tư.

3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh:

  • Ngay sau khi đã tiếp nhận đủ các thông tin của doanh nghiệp và tư vấn các vấn đề liên quan đến tên doanh nghiệp, trụ sở, ngành nghề kinh doanh dự kiến, thông tin về các thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật. Trên cơ sở các thông tin trên, Luật Thịnh Trí tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển đến khách hàng trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ thông tin của khách hàng.
  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty: Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh.
  • Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà khách hàng muốn thành lập như: Loại hình công ty cổ phần, TNHH, các loại hình doanh nghiệp khác. Luật Thịnh Trí sẽ tiến hành chuẩn bị tài liệu, soạn hồ sơ tương ứng. Tuy nhiên, thông thường hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo về điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách của cổ đông sáng lập đối với loại hình công ty cổ phần;
  • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực. Đối với cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực. Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện phần vốn nếu đó là tổ chức góp vốn vào việc thành lập công ty;
  • Các tài liệu khác (Tùy vào từng trường hợp, Luật Thịnh Trí sẽ tư vấn cho quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật hiện hành);
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (hợp đồng ủy quyền) để tiến hành ủy quyền cho Luật Thịnh Trí thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp cho khách hàng.

4. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:

  • Sau khi hoàn tất hồ sơ, cá nhân, tổ chức tiến hành hộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về phí, lệ phí đăng ký kinh doanh. Một trong những bước quan trọng trong thủ tục thành lập doanh nghiệp đó là vấn đề nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp phải bảo đảm việc nộp phí và lệ phí đầy đủ.

5. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Căn cứ Khoản 5 Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kinh doanh sẽ tiến hành xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

6. Khắc con dấu của công ty:

  • Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện việc khắc con dấu để phục vụ cho các giao dịch sau này khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
  • Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020, các công ty sẽ được quyết định loại dấu, số lượng con dấu, hình thức và nội dung của con dấu.

7. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:

  • Căn cứ Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020, sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cần tiến hành ngay việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

Vốn điều lệ thành lập công ty là gì? Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ thành lập công ty.

Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty?

Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?

  • Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý khách hàng có các nhìn tổng quát hơn về thành lập doanh nghiệp, nếu có thắc mắc về vấn đề trên, vui lòng liên hệ đến:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365