THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒNG SỞ HỮU
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Quy định về quyền sử dụng đất đồng sở hữu.
2. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu.
3. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu.
- Đất đai thường là tài sản của cá nhân nhưng vẫn có những trường hợp thuộc đồng sở hữu như của vợ chồng, anh em góp tiền mua chung… Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định đồng sở hữu đất đai, điều kiện và thủ tục chuyển nhượng trong bài viết này nhé!
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
- Nghĩa là pháp luật cho phép người dân cùng nhau góp tiền mua chung đất đai. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thể hiện đầy đủ thông tin của các đồng sở hữu và cơ quan nhà nước sẽ cấp riêng cho mỗi người 01 giấy chứng nhận, các chủ sở hữu có yêu cầu chỉ cấp chung thì chỉ cấp 01 tờ và trao cho người đại diện.
- Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được ghi đầy đủ về các chủ sở hữu “cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất”. Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đồng sở hữu được phân chia theo tỷ lệ góp vốn nhận chuyển nhượng từ người chủ trước hoặc theo thỏa thuận của các chủ sở hữu.
➤ Có thể bạn quan tâm: Chuyển nhượng đất không có giấy tờ được không?
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu.
- Tương tự như giao dịch chuyển nhượng đất đai thông thường, chủ thể đồng sở hữu khi chuyển nhượng đất cần tuân thủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, cụ thể:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp;
- Đất đai không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biển bảo đảm thi hành án;
- Còn trong thời hạn sử dụng đất.
- Khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu, bên bán và bên mua phải xác lập thành hợp đồng và công chứng/chứng thực theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, trừ trường hợp có sự tham gia của chủ thể kinh doanh bất động sản.
- Đồng thời, theo khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu phải có sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu chung, nếu có một hoặc các chủ thể không đồng ý thì các thành viên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.
➤ Xem thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất mất bao lâu?
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng đất đai và công chứng
- Hợp đồng chuyển nhượng sẽ do bên bán và bên mua thỏa thuận với nhau. Nội dung hợp đồng bao gồm các phần như: thông tin của các bên, quyền và nghĩa vụ khi chuyển nhượng, phương thức thanh toán…
- Sau khi đã thỏa thuận, các bên mang hợp đồng đến tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản để xin dấu công chứng. Bên bán và bên mua cần chuẩn bị một số giấy tờ nhân thân để làm thủ tục như: CMND/CCCD/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận tình trạng hôn nhân …
➤ Xem thêm: Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bước 2: Làm thủ tục sang tên sổ đỏ đồng sở hữu
- Bên nhận chuyển nhượng đất đồng sở hữu đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để làm thủ tục đăng ký biến động. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký biến động đất đai theo mẫu.
- Bản sao y giấy tờ cá nhân của các bên: CMND/CCCD/Hộ chiếu; giấy đăng ký kết hôn hoặc văn bản xác nhận độc thân.
- 02 bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu.
- 02 Tờ khai lệ phí trước bạ.
- 02 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
- 02 bản sơ đồ địa chính vị trí nhà đất.
- Giấy ủy quyền (khi bạn ủy quyền cho chủ thể khác sang tên Sổ đỏ).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan nhà nước sẽ làm thủ tục đăng ký biến động cho chủ sử dụng đất mới trong thời hạn 15 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ sẽ được thông báo đến người đại diện làm hồ sơ để điều chỉnh và bổ sung kịp thời.
➤ Xem thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chịu thuế GTGT?
- Trên đây là chia sẻ về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu. Nếu còn điều gì còn thắc mắc hay cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để chuyên viên kịp thời tư vấn, giải quyết vấn đề pháp lý.