Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thế nào là vi phạm bản quyền logo? Mức xử phạt ra sao khi vi phạm?

Thế nào là vi phạm bản quyền logo? Mức xử phạt ra sao khi vi phạm?

23/11/2021


THẾ NÀO LÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN LOGO?
MỨC XỬ PHẠT RA SAO KHI VI PHẠM?

Logo độc quyền là một phần tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để không bị đánh cắp bản quyền logo? Mức xử phạt đối với hành vi này ra sao?

 Hình 1 Thịnh Trí - Cung cấp dịch vụ tư vấn bản quyền logo
Hình 1 Thịnh Trí - Cung cấp dịch vụ tư vấn bản quyền logo

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Vi phạm bản quyền logo là gì?

2. Trường hợp nào bị xem là hành vi vi phạm bản quyền logo?

3. Mức xử phạt cho hành vi vi phạm bản quyền logo?

4. Làm sao để nhận biết bản quyền của hai logo bị coi là giống nhau?

5. Doanh nghiệp nên làm gì khi phát hiện bản quyền logo của mình bị đánh cắp

6. Đề xuất giải pháp bảo vệ doanh nghiệp trước các hành vi vi phạm bản quyền logo

1. Vi phạm bản quyền logo là gì?

  • Khi doanh nghiệp đã đăng ký bản quyền logo thông qua hình thức đăng ký quyền tác giả thì mọi hành vi sử dụng; sao chép hoặc những hành vi làm thay đổi tính chất của logo nhưng không có sự đồng ý của chủ sở hữu đều được xem là hành vi vi phạm bản quyền logo.

2. Trường hợp nào bị xem là hành vi vi phạm bản quyền logo?

  • Để chứng minh bản quyền logo đó thuộc quyền sở hữu trí tuệ của mình, khách hàng phải hoàn tất tất cả các thủ tục về đăng ký quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành. Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với logo đại diện đó. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, nếu xuất hiện tình trạng một cá nhân hay tổ chức sử dụng tránh phép logo nhưng chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu, thì mọi hành vi đó được xem là vi phạm bản quyền logo.
  • Khi phát hiện hành vi vi phạm thì bản quyền logo chính là căn cứ để chứng minh bản quyền đó thuộc sở hữu của doanh nghiệp và nhận được sự bảo hộ từ phía pháp luật trước các hành vi xâm phạm.
  • Dẫn dắt ví dụ: Đầu năm 2019, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc đông y sản xuất ra các video nhằm quảng bá thương hiệu của họ nhưng lại chèn logo của Đài truyền hình Việt Nam nhằm lừa dối niềm tin người tiêu dùng. Sau khi bị phát hiện, doanh nghiệp này đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây chính lại một bài học điển hình cho hành vi vi phạm bản quyền mà các doanh nghiệp nên lưu ý.

3. Mức xử phạt cho hành vi vi phạm bản quyền logo?

  • Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 mức xử phạt vi phạm vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Mức phạt dành cho hành vi vi phạm bản quyền logo tối đa là 250.000.000 triệu đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức.
  • Bên cạnh việc áp dụng những hình phạt chính, các đối tượng còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm bản quyền gây ra.

4. Làm sao để nhận biết bản quyền của hai logo bị coi là giống nhau?

  • Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Logo có 2 hình thức đăng ký:
    • Hình thức thứ nhất: Logo được doanh nghiệp đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa. Để logo được bảo hộ bởi pháp luật, doanh nghiệp phải làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, sau 12 tháng thẩm định Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận logo đó là logo nhãn hiệu hay không. Nếu logo doanh nghiệp đáp ứng được tất cả các điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật, không tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các logo đã được đăng ký trước đó, thì doanh nghiệp sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chứng nhận bảo hộ.
    • Hình thức thứ hai: Logo được doanh nghiệp đăng ký dưới dạng bản quyền. Tức là doanh nghiệp sẽ đăng ký quyền tác giả cho logo đó, điều kiện được đặt ra là logo đó phải do doanh nghiệp sáng tác, thiết kế, không trùng hoặc có tính chất tương tự với những logo đã đăng ký bản quyền. Khi làm công việc kiểm tra xem logo của doanh nghiệp mình có trùng lặp không, quý khách hàng nên nhờ sự hỗ trợ của các luật sư để họ thực hiện việc rà soát logo trên website của cục sở hữu trí tuệ. Hiện nay, tại Luật Thịnh Trí có cung dịch vụ tư vấn và tiến hành chuẩn bị các thủ tục, quy trình đăng ký bản quyền logo cho khách hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu, xin liên hệ Hotline: 1800 63 65.
    • Vậy nên, để đánh giá 2 logo có trùng, giống nhau hay không thì Quý khách không thể dựa vào trực giác để đánh giá. Đánh giá này mang tính chuyên môn nên sẽ trải qua một đợt thẩm định, tại đó các thẩm định viên tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ so sánh và đánh giá bằng các biện pháp, cách thức chuyên môn để đưa ra kết luận chính xác nhất.

5. Doanh nghiệp nên làm gì khi phát hiện bản quyền logo của mình bị đánh cắp

  • Việc đầu tiên của doanh nghiệp nên làm khi phát hiện logo của mình bị đánh cắp, là thu thập tất cả các thông tin, tài liệu nhằm làm bằng chứng cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền. Cục sở hữu trí tuệ dựa vào các bằng chứng đã thu thập đó, trải qua giai đoạn thẩm định sẽ ra quyết định logo đó có đang bị xâm phạm bản quyền hay không.
  • Đối với trường hợp doanh nghiệp chưa đăng ký bản quyền logo hoặc bản quyền logo nhưng phát hiện hành vi cá nhân, tổ chức khác đang sử dụng logo đó mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Lúc này, doanh nghiệp cần phải nhờ đến luật sư chuyên ngành để được tư vấn. Luật sư sẽ kiểm tra logo đó đã được đăng ký bản quyền hay chưa trên website của cục sở hữu trí tuệ, nếu logo đó chưa được đăng ký thì buộc doanh nghiệp ngay lúc này phải nhanh chóng đăng ký bản quyền. Còn logo đó đã được doanh nghiệp khác đăng ký, bắt buộc doanh nghiệp của quý khách hàng phải thay đổi logo của mình vì không đủ bằng chứng cho rằng đó là logo của doanh nghiệp. Nếu không thay đổi thì chính doanh nghiệp sẽ vi phạm bản quyền logo của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Tại Công ty Luật TNHH Thịnh Trí với đội ngũ chuyên gia, cố vấn không những am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức sâu rộng mà còn tận tâm phục vụ khách hàng bằng cung cách tận tụy, chu đáo, chuyên nghiệp. Cam kết cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ tư vấn và tiến hành chuẩn bị các thủ tục, quy trình đăng ký bản quyền logo nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp.

6. Đề xuất giải pháp bảo vệ doanh nghiệp trước các hành vi vi phạm bản quyền logo

Đề xuất giải pháp bảo vệ doanh nghiệp trước các hành vi vi phạm bản quyền logo
Đề xuất giải pháp bảo vệ doanh nghiệp trước các hành vi vi phạm bản quyền logo.

  • Để có được căn cứ hợp pháp để chứng minh trước những tranh chấp về bản quyền logo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của doanh nghiệp. Biện pháp hữu hiệu nhất doanh nghiệp cần thực hiện chính là tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ về quyền tác giả đối với logo độc quyền.
  • Sau khi đăng kí và có giấy chứng nhận thì logo trở thành tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, được pháp luật bảo hộ và là căn cứ chứng minh trước những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm bản quyền logo. Chính vì thế mà các doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu đối với logo theo luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp mình.

Tham khảo thêm các bài viết:
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Tuy nhiên các thủ tục đăng ký bản quyền; cách thức đăng ký khá phức tạp; cũng như không thể hiểu biết tường tận vấn đề các pháp lý liên quan. Hầu hết các cá nhân, tổ chức hiện nay e ngại vấn đề này nên chưa thể đăng ký bản quyền cho logo của doanh nghiệp mình. Nắm bắt được khó khăn của doanh nghiệp, Công ty Luật Thịnh Trí sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn và tiến hành chuẩn bị các thủ tục, quy trình đăng ký bản quyền logo cho khách hàng. Luật Thịnh Trí cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ uy tín nhất, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc khác về dịch vụ, khách hàng liên hệ Hotline: 1800 63 65.