THẾ NÀO LÀ BẠO HÀNH TRẺ EM?
TỘI HÀNH HẠ TRẺ EM SẼ BỊ PHẠT TÙ BAO NHIÊU NĂM?
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các quy định liên quan đến bạo hành trẻ em
Hành hạ trẻ em hay được gọi là bạo hành trẻ em luôn là một vấn nạn gây nhức nhối trong toàn xã hội, nhất là thời gian gần đây, khi hành vi bạo hành trẻ em ngày càng man rợ và “mất tính người”. Hậu quả của hành vi này làm cho trẻ tổn thương về cả tinh thần lẫn thể xác, và thậm chí là tử vong. Vậy hành vi nào được xem là bạo hành trẻ em? Mức xử phạt cho hành vi này như thế nào? Hãy cùng Luật thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết sau đây.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thế nào là bạo hành trẻ em?
2. Bạo hành trẻ em bị phạt thế nào? Có phải đi tù không?
3. Phát hiện hành vi bạo hành trẻ em thì phải báo cáo cho tổ chức nào?
- Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, hành vi bạo hành trẻ em là tất cả các hành vi đối xử tệ bạc về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ em, bao gồm: đánh đập,… Dẫn đến những mối nguy hiểm tiềm năng, hiện hữu cho trẻ em là sự giảm sút về sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển tự nhiên của trẻ.
- Còn theo pháp luật tại Việt Nam, căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 có giải thích tương tự về khái niệm bạo hành trẻ em, đó là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại đến thân thể, sức khỏe, lặng mạ, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của trẻ em; hành vi cô lập, xua đuổi và các hành vi mà tính chất cố ý khác gây tổn hại đến tinh thần, thể chất của trẻ em.
- Dựa theo quy định trên, có thể hiểu bạo hành trẻ em hay bạo lực trẻ em là những hành vi gây tổn hại đến tinh thần, thể chất của trẻ em. Trong đó:
- Bạo lực về thể chất là những hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.
- Ví dụ cụ thể: Hành vi đánh đập, trói hoặc các hành động khác có tính chất gây tổn thương cơ thể.
- Bạo lực về tinh thần hay còn được gọi là bạo lực về tâm lý, tình cảm. Đó là những hành vi như: Hạ nhục, chửi mắng người khác bằng những lời lẽ thô tục, nặng nề, gây áp với về mặt tâm lý cho nạn nhân.
- Tuy những hành vi này không tác động trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, thể chất của nạn nhân, nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tự nhiên của trẻ.
- Theo Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hành vi xâm hại, ngược đãi, lạm dụng, bỏ bê, bóc lột sức lao động hay các hành vi khác xâm hại đến quyền lợi của trẻ em đều bị nghiêm cấm.
- Qua đó, người nào có hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như sau:
- Bạo hành trẻ em có thể bị phạt đến 20 triệu đồng
- Căn cứ theo Điều 52, điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định cha mẹ, ông bà trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em, tuy nhiên chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ tiến hành xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với trường hợp đánh đập trẻ em gây thương tích, hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng các phương tiện, vật dùng khác gây thương tích cho trẻ em.
Ngoài ra, Nghị định 130/2021/NĐ- CP còn quy định cụ thể về những hành vi bị cấm liên quan đến trẻ em và mức phạt của mỗi hành vi:
- Phạt từ 01 – 02 triệu đối với hành vi không cho trẻ em đi học.
- Phạt từ 03 – 05 triệu đồng đối với hành vi bắt trẻ làm việc nhà quá sức, quá thời gian; ép tảo hôn; không ưu tiên khám bệnh cho trẻ em; ép bỏ học, nghỉ học.
- Phạt từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi không quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; ép trẻ đi ăn xin.
- Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, đe dọa, chửi mắng, đe dọa trẻ.
- Phạt từ 20 – 25 triệu đồng đối với hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em.
- Phạt từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi không can thiệp khi thấy trẻ em bị xâm hại.
- Bạo hành trẻ em có thể sẽ bị phạt đến 5 năm tù giam
- Theo điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, cụ thể:
“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
- Qua đó, nếu thường xuyên có hành vi hành hạ, bạo hành trẻ em trong gia đình thì người thực hiện hành vi đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình với mức phạt từ 02 đến 05 tù giam.
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Đường dây nóng của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
- Bất cứ ai khi phát hiện hành vi bạo hành, hành hạ trẻ em, hành vi xâm hại đến trẻ em, liên hệ ngay đến tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để được hỗ trợ.
- Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là một dịch vụ công đặc biệt được thành lập theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, tổng đài thuộc sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông thuộc Cục Trẻ em.
- Nếu phát hiện ra hành vi bạo lực, chứng kiến hành vi xâm hại trẻ em, bắt trẻ em lao động không thuộc lứa tuổi,... Báo cáo ngay tới:
- Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là 111
- Ứng dụng Tổng đài 111
- Facebook của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
- Hoặc Zalo Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em: https://zalo.me/1249273939821550616
- Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã giải thích các hành vi được xem là hành hạ, bạo hành trẻ em và mức phạt tương ứng đối với hành vi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích.
→ Tham khảo thêm:
➤ Tội mua bán trẻ em bị xử phạt như thế nào.
➤ Như thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội ?
➤ Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
➤ Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
- Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365