Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

24/12/2021


THẨM QUYỀN ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ.

4. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam.

5. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

6. Thẩm quyền áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

7. Thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

8. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn

Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn (ảnh minh họa)

  Biện pháp ngăn chặn được hiểu là những biện pháp mang tính chất cưỡng chế từ các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm hoặc khi có những căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc để đảm thi hành án hoặc người đó tiếp tục phạm tội. Vậy người nào có thẩm áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?

1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp

  • Trong tố tụng hình sự, người có thẩm quyền ra lệnh giữ người khẩn cấp trong các trường hợp sau:
    • Người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng khi có đủ căn cứ để xác định.
    • Người bị hại hoặc người thực hiện tội phạm hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm nhìn thấy và xác nhận người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn việc người đó bỏ trốn.
    • Người bị nghi thực hiện tội phạm và có những dấu vết liên quan đến việc phạm tội ở nơi làm việc hoặc chỗ ở của người đó và xét thấy cần ngăn chặn ngay để người đó không thể tiêu hủy chứng cứ hoặc bỏ trốn.
  • Theo đó, trong trường hợp khẩn cấp, những người có quyền ra lệnh giữ người được quy định như sau:
    • Đối với Cơ quan điều tra các cấp người có thẩm quyền là Phó thứ trưởng, thứ trưởng;
    • Đối với đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương thì người có thẩm quyền là Thủ trưởng;
    • Đối với Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố thì ngưởi có quyền ra lệnh là Chỉ huy trưởng.
    • Đối với Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng thì người có quyền ra lệnh là Cục trưởng.
    • Đồn trưởng Đồn biên phòng;
    • Đối với Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng thì người có quyền ra lệnh là Cục trưởng;
    • Đối với Biên phòng Cửa khẩu cảng thì người có quyền ra lệnh là Chỉ huy trưởng;
    • Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng thì người có quyền ra lệnh là Đoàn trưởng;
    • Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển;
    • Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển;
    • Đối với Chi cục Kiểm ngư vùng người có quyền ra lệnh là Chi cục trưởng;
    • Đối với Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển thì người có quyền ra lệnh là Đoàn trưởng;
    • Người chỉ huy tàu bay khi tàu đã rời khỏi sân bay;
    • Người chỉ huy tàu biển khi tàu đã rời khỏi bến cảng.

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

  • Những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị cáo, bị can để tạm giữ là:
    • Thủ trường, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp và phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
    • Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    • Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân và Phó Chánh án, Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội Đồng xét xử.

3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ

  • Những người có quyền ra lệnh áp dụng biện pháp tạm giữ người được quy định như sau:
    • Đối với Cơ quan điều tra các cấp người có thẩm quyền là Phó thứ trưởng, thứ trưởng;
    • Đối với đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương thì người có thẩm quyền là Thủ trưởng;
    • Đối với Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố thì ngưởi có quyền ra lệnh là Chỉ huy trưởng;
    • Đối với Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng thì người có quyền ra lệnh là Cục trưởng;
    • Đồn trưởng Đồn biên phòng;
    • Đối với Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng thì người có quyền ra lệnh là Cục trưởng;
    • Đối với Biên phòng Cửa khẩu cảng thì người có quyền ra lệnh là Chỉ huy trưởng;
    • Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng thì người có quyền ra lệnh là Đoàn trưởng;
    • Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển;
    • Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển;
    • Đối với Chi cục Kiểm ngư vùng người có quyền ra lệnh là Chi cục trưởng;
    • Đối với Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển thì người có quyền ra lệnh là Đoàn trưởng;
    • Người chỉ huy tàu bay khi tàu đã rời khỏi sân bay;
    • Người chỉ huy tàu biển khi tàu đã rời khỏi bến cảng.

Biện pháp ngăn chặn  

Biện pháp ngăn chặn (ảnh minh họa)

4. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam

  • Những người có thẩm quyền ra quyết định, lệnh tạm giam bao gồm:
    • Đối với cơ quan điều tra các cấp thì người có quyền ra quyết định, lệnh tạm giam là Phó thủ trưởng, Thủ trưởng. Trong trường hợp này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
    • Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    • Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân và Phó Chánh án, Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội Đồng xét xử.

5. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh

  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và những người sau đây có quyền ra quyết định bảo lĩnh bao gồm:
    • Đối với cơ quan điều tra các cấp thì người có quyền ra quyết định, lệnh tạm giam là Phó thủ trưởng, Thủ trưởng. Trong trường hợp này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
    • Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    • Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân và Phó Chánh án, Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội Đồng xét xử.

6. Thẩm quyền áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm

  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và những người sau đây có quyền ra quyết định đặt tiền để bảo đảm bao gồm:
    • Đối với cơ quan điều tra các cấp thì người có quyền ra quyết định, lệnh tạm giam là Phó thủ trưởng, Thủ trưởng. Trong trường hợp này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
    • Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    • Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân và Phó Chánh án, Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội Đồng xét xử.

7. Thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú

  • Đồn trưởng Đồn biên phòng, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và những người sau đây có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú bao gồm:
    • Đối với cơ quan điều tra các cấp thì người có quyền ra quyết định, lệnh tạm giam là Phó thủ trưởng, Thủ trưởng. Trong trường hợp này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
    • Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    • Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân và Phó Chánh án, Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội Đồng xét xử.

8. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh

  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và những người sau đây có quyền tạm hoãn xuất nhập cảnh bao gồm:
    • Đối với cơ quan điều tra các cấp thì người có quyền ra quyết định, lệnh tạm giam là Phó thủ trưởng, Thủ trưởng. Trong trường hợp này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
    • Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    • Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân và Phó Chánh án, Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội Đồng xét xử.

Xem thêm:

Thời hạn một số biện pháp ngăn chặn trong bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.

  • Trên đây là nội dung Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.