Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tâm lý tội phạm là gì? Cấu trúc của hành vi phạm tội

Tâm lý tội phạm là gì? Cấu trúc của hành vi phạm tội

19/01/2022


TÂM LÝ TỘI PHẠM LÀ GÌ?
CẤU TRÚC CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI

Tìm hiểu về tâm lý tội phạm

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tìm hiểu về tâm lý tội phạm

  Tâm lý tội phạm được xem là một trạng thái tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị, sự hình thành nên tâm lý phạm tội và tâm lý khi thực hiện hành vi phạm tội, biện pháp và phương thức thực hiện việc phạm tội. Trong phạm vi bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí sẽ chia một số nội dung liên quan đến tâm lý tội phạm, nguyên nhân hình thành nên ý định phạm tội đó.

 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm tâm lý tội phạm.

2. Cấu trúc tâm lý của đối tượng có hành vi phạm tội.

3. Điều kiện, hoàn cảnh tác động đến hành vi phạm tội.

1. Khái niệm tâm lý tội phạm

  • Tâm lý tội phạm được hiểu là một trạng thái tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của tội phạm, việc này có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện hành vi phạm tội, sự hình thành nên tâm lý của người phạm tội, ý đồ phạm tội và những cách thức, biện pháp dùng để thực hiện việc phạm tội.
  • Mỗi tội phạm sẽ có những trạng thái, tâm lý riêng, vậy nên trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật đều phải nghiên cứu, phân tích, nhằm nắm bắt được tâm lý tội phạm; ý đồ phạm tội, hành vi, cách thức và phương pháp thực hiện việc phạm tội.
  • Để nắm chắc tâm lý tội phạm, đồng thời có những phương pháp, biện pháp thích hợp để phục vụ cho yêu cầu đấu tranh, khai thác trong quá trình giáo dục đối tượng phạm tội thì vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý tội phạm đã được nâng lên thành bộ môn trong ngành tâm lý học.
  • Bộ môn này chủ yếu nghiên cứu quy luật tâm lý của người phạm tội, từ việc chuẩn bị cho đến khi thực hiện hành vi phạm tội; quá trình hình thành tâm lý tội phạm, ý đồ phạm tội, nhân cách tội phạm nhằm mục đích góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi phạm tội trong xã hội, đồng thời có phương án giáo dục, cải tạo người phạm tội.

2. Cấu trúc tâm lý của đối tượng có hành vi phạm tội

  Thành phần cấu trúc của đối tượng có hành vi phạm tội trong tâm lý tội phạm, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất: Hành vi phạm tội xuất phát từ nhu cầu của con người
  • Nhu cầu là phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài. Nó biểu hiện cho một trạng thái thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần mà người phạm tội mong muốn được bù đắp.
  • Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người phạm tội được xem là cội nguồn của hành vi phạm tội, nó là nguyên nhân sâu xa tạo nên hành vi đó. Mọi hành động của tội phạm đều trực tiếp biểu thị đến sự thỏa mãn về nhu cầu.
  • Thứ hai: Động cơ thực hiện hành vi phạm tội
  • Động cơ thực hiện hành vi phạm tội được xem là một yếu tố tâm lý bên trong của người phạm tội, thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ thúc đẩy đó có thể về phương diện tình cảm, mong muốn, xúc cảm của người phạm tội.
  • Cơ sở chính của động cơ thực hiện hành vi phạm tội là hệ thống nhu cầu. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng sẽ trở thành động cơ thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Chỉ khi nhu cầu đó không được thỏa mãn, đồng thời có sự tác động từ điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ thúc đẩy hành vi gây án của tội phạm. Quá trình chuyển hóa này trong tâm lý học gọi là “động cơ hóa”.

Tham khảo thêm:Thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự.

Tìm hiểu về cấu trúc tâm lý của người phạm tội

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tìm hiểu về cấu trúc tâm lý của người phạm tội

  • Thứ ba: Mục đích của hành vi thực hiện việc phạm tội
  • Mục đích của hành vi phạm tội sẽ là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được thông qua hành vi phạm tội của mình. Nghĩa là, nó là kết quả đã được người phạm tội vạch sẵn trong đầu mình, trước khi tiến hành thực hiện hành vi phạm tội.
  • Mục đích hành vi phạm tội được xác định trên cơ sở động cơ phạm tội. Động cơ không những giúp thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội mà còn là cơ sở để người phạm tội đề ra những mục đích cụ thể.
  • Ngoài ra, mục đích của hành vi phạm tội sau khi được xác định rõ ràng cũng là một yếu tố xác tác lôi cuốn của người thực hiện hành vi phạm tội. Trong thực tế, giữa động cơ phạm tội và mục đích phạm tội không phải là hai hiện tượng tâm lý khác nhau. Chức năng chính của động cơ phạm tội là thúc đẩy hành vi, còn chức năng chính của mục đích là định hướng và điều khiển hành vi phạm tội.
  • Cùng với một loạt các động cơ thúc đẩy phạm tội, nhưng do đặc điểm tâm lý của mỗi tội phạm là khác nhau, đồng thời mỗi người có những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nên họ sẽ có những mục đích khác nhau. Một mục đích có thể được xác định dựa trên những động cơ thúc đẩy khác nhau.
  • Mục đích của việc thực hiện hành vi phạm tội thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi phạm tội có thể giống nhau về mặt khác quan nhưng chúng lại khác nhau về mục đích mong muốn đạt được, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng sẽ khác nhau.
  • Thứ tư: Quyết định tiến hành thực hiện hành vi phạm tội
  • Trong những hành vi phạm tội mà tội phạm cố ý thực hiện thì sau khi xuất hiện động cơ phạm tội, mục đích phạm tội và lập kế hoạch chi tiết để thực hiện, người phạm tội thường sẽ có tâm lý cân nhắc một lần nữa: có nên thực hiện hành động đó để thỏa mãn mục đích đã định ra hay không?
  • Do đó, quyết định thực hiện hành vi phạm tội là một sự lựa chọn cuối cùng của người thực hiện hành vi phạm tội khi họ đã có sự chuẩn bị về mục đích, phương án, phương tiện gây án, quyết định đó thể hiện ý chí và lý chí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả của nó.

3. Điều kiện, hoàn cảnh tác động đến hành vi phạm tội

  • Mỗi hành vi phạm tội của tội phạm luôn được thực hiện trong một tình huống nhất định, cùng với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian và thời gian, những sự kiện liên quan trong tình huống phạm tội đó. Chúng là mặt khách quan của tội phạm.
  • Chính vì sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và điều kiện, tình huống bên ngoài và nhân cách bên trong của tội phạm là yếu tố thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội.

Tham khảo thêm:
Nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử theo BLTTHS năm 2015.
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số nội dung liên quan đến tâm lý tội phạm, cấu tạo tâm lý tội phạm và điều kiện, hoàn cảnh thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề trên, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365