Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

20/04/2022


SO SÁNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

  Thuế là một khoản tiền bắt buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước. Theo quy định của pháp luật thuế, hiện nay có rất nhiều loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ so sánh hai loại thuế phổ biến nhất là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

 So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Hình 1. So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái quát chung về thuế ở Việt Nam.

2. Điểm giống nhau giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Điểm khác nhau giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.1. Khái niệm.

3.2. Cơ sở pháp lý.

3.3. Đối tượng chịu thuế.

3.4. Thu nhập chịu thuế.

1. Khái quát chung về thuế ở Việt Nam

  • Thực tế đã chỉ ra rằng, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đối với đời sống kinh tế xã hội, thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết công bằng xã hội cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển.
  • Để có được một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn luôn theo kịp sự vận động, phát triển của thực tiễn là việc cần thiết và cấp bách mà cách quốc gia hướng đến.
  • Trên tinh thần đó, Việt Nam ta đang trong quá trình vận hành, đổi mới nền kinh tế đất nước đã luôn chú trọng đến cải cách để đi tới hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế.

2. Điểm giống nhau giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp về cơ bản đều có những điểm chung nhất định, cụ thể như sau:
  • Thứ nhất, đây đều là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập phát sinh từng lần hoặc trong một khoảng thời gian xác định từ một số nguồn nhất định;
  • Thứ hai, cũng như tên gọi, hai loại thuế này đều có đối tượng đánh thuế là thu nhập;
  • Thứ ba, cả hai đều là những loại thuế phức tạp, có tỉnh ổn định không cao, việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác.

3. Điểm khác nhau giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Bên cạnh điểm giống nhau kể trên thì thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có sự khác nhau điển hình về khái niệm, cơ sở pháp lý, đối tượng chịu thuế và thu nhập chịu thuế.

3.1. Khái niệm

  • Điểm khác nhau đầu tiên phải kể đến là khái niệm của hai loại thuế. Mặc dù pháp luật hiện hành chưa ghi nhận khái niệm của hai loại thuế này trong điều khoản cụ thể nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản như sau:
  • Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, nghĩa là thuế sẽ đánh vào một số khoản thu nhập cao hợp pháp của cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng trong việc thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân, qua đó góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là loại thuế trực thu. Tuy nhiên, khác với thuế thu nhập cá nhân, thuế này đánh vào phần thu nhập của các tổ chức kinh doanh. Điều này nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát phát triển

3.2. Cơ sở pháp lý

  • Pháp luật thuế của Việt Nam luôn luôn có sự thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Theo đó, phải kể đến các văn bản pháp luật quan trọng sau đây:
    • Đối với thuế thu nhập cá nhân:
  • Luật thuế thu nhập cá nhân 2007;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân 2012;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế 2014
    • Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật về thuế 2014.

3.3. Đối tượng chịu thuế

  • Một điểm khác nhau cơ bản giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế. Theo đó:
  • Đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh;
  • Đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh.

 Đối tượng chịu thuế

Hình 2. Đối tượng chịu thuế

3.4. Thu nhập chịu thuế

  Có thể hiểu một cách đơn giản thu nhập chịu thuế là các khoản thu của cá nhân, tổ chức bị đánh thuế, đây cũng là một tiêu chí khác biệt giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Đối với thuế thu nhập cá nhân thì các khoản thu nhập phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và các khoản thu nhập khác không từ kinh doanh của các cá nhân sẽ là thu nhập chịu thuế theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, trong đó:
    • Thu nhập từ kinh doanh bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên;
    • Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
    • Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần;…
    • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
    • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
    • Thu nhập từ trúng thưởng;
    • Thu nhập từ bản quyền;
    • Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
  • Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thu nhập chịu thuế là các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập khác của tổ chức kinh doanh như:
    • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
    • Thu nhập khác bao gồm:
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
  • Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;
  • Khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Tham khảo thêm bài viết:

16 khoản được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN.
Ba loại thuế phải nộp khi bán hàng online.
Không nộp thuế thu nhập cá nhân có bị phạt.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về so sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực thuế theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: Luật Thịnh Trí