QUY ĐỊNH
VỀ ĐẦU TƯ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ
Ảnh minh họa
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1.Cơ sở pháp lý
2.Thế nào là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế?
3.Chủ thể được đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
4.Điều kiện để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
5.Về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định số 31/2021/ND-CP.
- Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một trong những hình thức đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư, đây là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một hình thức đầu tư trực tiếp mà ở đó nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia hoạt động quản lý.
- Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
- Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư.
Quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và phải đáp ứng các điều kiện:
- 4.1. Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư;
- 4.2. Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- 4.3. Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
- đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Như vậy để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư cần nắm rõ 03 điều kiện trên để tiết kiệm thời gian chuẩn bị thủ tục hồ sơ, giấy tờ.
- Căn cứ Điều 66 Nghị định số 31/2021/ND-CP, các bước đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam như sau:
- Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan.
- Như vậy, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế cơ bản được quy định như sau:
- Nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
→ Tham khảo thêm:
➤ Quy định về xác định giá trị vốn đầu tư.
➤ Quy định về đảm bảo thực hiện dự án đầu tư.
➤ Quy định về nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư.
➤ Quy định về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong trường hợp có nội dung cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi số hotline 1800 6365 để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn thêm. Chân thành cám ơn!