QUY ĐỊNH CHUNG VỀ
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Hình 1. Thi hành án hình sự là gì?
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 bắt đầu có hiệu lực pháp luật. Luật Thịnh Trí sẽ cung cấp đến quý bạn đọc một số thông tin pháp lý cần thiết về thi hành án hình sự.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thi hành án hình sự là gì?
2. Nguyên tắc thi hành án hình sự.
3. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án hình sự.
4. Các hình thức thi hành án hình sự.
- Ở góc độ ngôn ngữ tiếng Việt, thì thi hành được hiểu là việc thực hiện điều đã được quyết định. Trong thuật ngữ pháp lý thì thi hành án là việc thực thi bản án, quyết định của tòa án. Hay nói cách khác, đây là việc đưa các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế.
- Theo Điều 2 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì những bản án, quyết định sau đây sẽ được thi hành:
- Một là, bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành;
- Hai là, bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
- Ba là, quyết định của Tòa án tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành;
- Bốn là, quyết định của Tòa án chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.
- Năm là, bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại trường giáo dưỡng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra đối với pháp nhân thương mại thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự.
- Về đặc điểm, thi hành án hình sự mang các đặc điểm như sau:
- Một là, căn cứ hoạt động của thi hành án hình sự là các bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
- Hai là, thi hành án hình sự là giai đoạn kế tiếp giai đoạn xét xử, có mối quan hệ nhân quả với nhau. Cụ thể, nếu Tòa án ban hành bản án, quyết định rõ ràng, cụ thể thì việc thi hành án sẽ dễ dàng, nhanh chóng. Ngược lại, nếu bản án, quyết định đó không rõ ràng, thiếu tính khả thi thì sẽ gây khó khăn cho việc thi hành án.
- Căn cứ theo Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2019, có thể khái quát các nguyên tắc cơ bản trong thi hành án hình sự như nhau:
- Các nguyên tắc pháp chế: Nguyên tắc này đòi hỏi việc thi hành án hình sự phải tuân thủ Hiến pháp, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bên cạnh yêu cầu đó, các quy định về thi hành án hình sự phải được quán triệt trong toàn bộ công tác tổ chức thi hành án.
- Các nguyên tắc dân chủ: Nguyên tắc dân chủ là thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Theo đó, trong hoạt động thi hành án hình sự phải đảm bảo sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình, đảm bảo việc tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
- Các nguyên tắc nhân đạo: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động thi hành án hình sự. Theo đó, việc thi hành án hình sự phải đảm bảo tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa; đề cao sự tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án. Qua đó, khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
- Các nguyên tắc cưỡng chế: Xuất phát từ mục đích và yêu cầu đảm bảo hiệu quả của hoạt động thi hành án hình sự, biện pháp cưỡng chế thi hành án được xem như là biện pháp cuối cùng để đảm bảo hiệu lực, tính nghiêm minh của pháp luật. Bên cạnh đó, việc kết hợp cưỡng chế với giáo dục, cải tạo nhằm giúp hoạt động thi hành án đạt được mục tiêu tốt nhất.
Hình 2. Nguyên tắc thi hành án hình sự
➤ Tham khảo bài viết: Một số vấn đề về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015.
- Điều 364 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra quyết định thi hành án hình sự. Theo đó, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
- Về thời hạn ra quyết định thi hành án, pháp luật tố tụng hình sự quy định trong 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm thì phải ra quyết định thi hành án hình sự.
- Theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự 2019, việc thi hành án hình sự được thể hiện qua các hình thức sau:
- Thi hành án phạt tù;
- Thi hành án tử hình;
- Thi hành án treo;
- Thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ;
- Thi hành án phạt cấm cư trú;
- Thi hành án phạt quản chế;
- Thi hành án phạt trục xuất;
- Thi hành án phạt tước một số quyền công dân;
- Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
- Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
- Thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Thi hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
- Thi hành hình phạt cấm huy động vốn.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
→ Quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
→ Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
→ Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
→ Quy định chung về thi hành án hình sự.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy định chung về thi hành án hình sự. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: Luật Thịnh Trí