PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG LÀ GÌ?
VƯỢT QUÁ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các trường hợp được xem là phòng vệ chính đáng
Phòng vệ chính đáng là một hành vi bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức nhằm chống trả lại các hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, việc vượt quá phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình này một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề vượt quá phòng vệ chính đáng.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thế nào là phòng vệ chính đáng?
2. Như thế nào được xem là phòng vệ chính đáng?
3. Trường hợp nào được xem là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
4. Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý theo những hình thức nào?
5. Trường hợp nào hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Phòng vệ chính đáng được xem là hành vi chống trả khi cần thiết trong trường hợp bị người khác xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe,... Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm đẩy lùi được sự tấn công trái pháp luật, gạt bỏ sự đe dọa, thể hiện thái độ chống trả đối với việc xâm hại đến bản thân, tổ chức, nhà nước hoặc xâm phạm đến người khác.
- Phòng vệ chính đáng là một hành vi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhằm ngăn chặn sự tấn công, gây thiệt hại bản thân mình và người khác.
- Khi đánh giá việc chống trả cần thiết hoặc không cần thiết phải xem xét toàn diện vụ án, các tình tiết liên quan, thái độ, tâm lý của người phòng vệ chính đáng.
→ Tham khảo thêm: Tội phạm là gì? Các loại tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự mới nhất.
- Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng sẽ đầy đủ các điều kiện sau:
- Điều kiện từ phía nạn nhân của trường hợp phòng vệ chính đáng: Nạn nhân của trường hợp phòng vệ chính đáng là người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước, tổ chức hoặc của người khác. Hành vi của nạn nhân trong trường hợp này phải có tính chất nguy hiểm đáng kể.
- Khi xét hành vi xâm phạm trong phòng vệ chính đáng phải được xem xét dựa trên mối tương quan với hành vi chống trả, không phải cứ hành vi xâm hại nào đến bản thân mình và người khác thì sẽ được chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người xâm hại thì đều được coi là phòng vệ chính đáng.
- Điều kiện từ phía người có hành vi phòng vệ chính đáng: Một người có hành vi phòng vệ chính đáng là người vì lợi ích của bản thân, của người khác, hoặc của Nhà nước, tổ chức,.. được quyền hành động nhằm bảo vệ bảo thân và người khác trước sự nguy hiểm do con người gây ra và đang xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp.
- Quyền phòng vệ chính đáng chỉ được phát sinh khi có hành vi tấn công trái pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng đến các lợi ích hợp pháp và không có dấu hiệu ngừng lại. Người có hành động phòng vệ chính đáng phải có hành động gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại, không được phép gây thiệt hại cho những người khác thì mới được xem là phòng vệ chính đáng.
- Điều kiện dựa trên sự tương xứng giữa hành vi tấn công và hành vi phòng vệ: Sự tương xứng trong trường hợp này được xác định dựa trên tính chất, mức độ, yếu tố chủ quan và khách quan.
- Điều kiện về hành vi chống trả của người có hành động phòng vệ chính đáng: Hành vi chống trả phải thực sự cần thiết. Cần thiết là không thể không chống trả lại người có hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người khác.
- Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một hành vi chống trả quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
- “Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết” pháp luật vẫn chưa giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu hành vi này được xem là hành vi chống trả không tương xứng với hành vi xâm hại. Việc có tương xứng hay không sẽ phụ thuộc vào các tình tiết của vụ án, tính toàn diện của các tình tiết liên quan, như:
- Khách thể cần bảo vệ như tính mạng của bản thân và người khác, địa điểm thuộc bí mật quốc gia,...
- Mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
- Vũ khí, phương tiện mà hai bên đã sử dụng.
- Xem xét nhân thân của người xâm hại, như: tuổi, giới tính hay người xâm hại là côn đồ, lưu manh,…
- Cường độ tấn công của người bị xâm hại và cường độ phòng vệ của người phòng vệ chính đáng.
- Hoàn cảnh của sự việc xảy ra như: Nơi đông người, nơi vắng người hay đêm khuya,...
- Tâm lý của người có hành động phòng vệ: Họ có bình tĩnh đưa ra lựa chọn phương pháp, phương tiện để phòng vệ chính đáng hay không, nhất là trong trường hợp bị tấn công một cách bất ngờ.
- Việc xác nhận một vụ việc có xuất phát từ phòng vệ chính đáng hay không phụ thuộc rất nhiều vào các tình tiết liên quan của vụ án vì khoảng cách giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng rất mong manh (Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
- Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự mà họ phải gánh chịu sẽ được giảm nhẹ hơn so với các trường hợp thông thường. Mức độ chịu trách nhiệm hình sự được giảm ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ vượt quá phòng vệ chính đáng và các tình tiết khác. Hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng có thể bị xử lý theo các hành thức sau:
- Hình thức phạt tiền;
- Hình thức cải tạo không giam giữ;
- Hình thức phạt tù.
→ Tham khảo thêm:
➤ Hình phạt được quy định như thế nào theo Bộ Luật Hình sự 2015?
➤ Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
➤ Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
➤ Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các trường hợp được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đầy đủ các điều kiện được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
- Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội căn cứ điều Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc hành vi vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội căn cứ Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày các quy định pháp luật liên quan đến phòng vệ chính đáng, vượt quá phòng vệ chính đáng. Vậy nên không phải hành vi phản kháng nào cũng là phòng vệ chính đáng, phòng vệ chính đáng là hành động phản kháng phù hợp với mức độ xâm hại của người phạm tội. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
- Nếu khách hàng có thắc mắc về các trường hợp phòng vệ chính đáng, như thế nào là phòng vệ chính đáng,... vui lòng liên hệ đến chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365