PHẠM TỘI NHIỀU LẦN LÀ GÌ?
QUY ĐỊNH VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN?
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quy định về phạm tội nhiều lần theo Bộ luật hình sự hiện hành
Phạm tội nhiều lần được hiểu là tội phạm đã có hành vi phạm tội ít nhất một lần và có hành vi phạm lại tội danh đó nhưng chưa bị xét xử. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ lý giải khái niệm phạm tội nhiều lần, làm rõ các quy định pháp luật liên quan đến phạm tội nhiều lần.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Phạm tội nhiều lần là gì?
2. Đặc điểm của hành vi phạm tội nhiều lần.
3. Phân biệt hai khái niệm phạm tội liên tục và phạm tội nhiều lần.
- Phạm tội nhiều lần được hiểu là chủ thể phạm tội đó ít nhất 02 lần phạm tội, tuy nhiên chưa bị truy tố và xét xử.
- Hay nói cách khác, đây là một trường hợp mà chủ thể phạm tội đã phạm ít nhất 02 lần về một tội danh và cả hai lần phạm tội chưa bị xét xử. Các lần phạm tội đó có thể chung một đối tượng hoặc khác đối tượng, có thuộc một khung hình phạt hoặc thuộc những khung hình phạt khác nhau. Tuy nhiên, cần phải nắm rõ khái niệm phạm tội nhiều lần và phạm tội liên tục, vì 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trong trường phạm tội liên tục thì các hành vi phạm tội được thực hiện nhiều lần trên cùng một hành vi phạm tội thống nhất. Còn trường hợp phạm tội nhiều lần, thì được hiểu là các hành vi phạm tội và hậu quả của các hành vi đó có tính độc lập với nhau.
→ Tham khảo thêm: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời hạn điều tra vụ án hình sự như thế nào?
- Người phạm tội thực hiện từ 02 lần hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ Luật hình sự.
- Người thực hiện từ 02 lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị tại Bộ luật hình sự cấm. Có thể hiểu rằng, hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là những hành vi đe dọa xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ hoặc xâm phạm đến các quan hệ đó.
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập
- Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong mỗi lần tội phạm thực hiện bao giờ cũng có đầy đủ các dấu hiệu của các mặt cấu thành tội phạm độc lập. Các dấu hiệu của các mặt cấu thành tội phạm có 4 yếu tố sau: Khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Đây là một điểm quan trọng để xã định chủ thể đó có thực hiện hành vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội từ 02 lần hay không. Nếu như hành vi phạm tội đó không có đầy đủ chứng cứ để cấu thành tội phạm độc lập thì không thể xác định hành vi đó là tình tiết phạm tội nhiều lần.
- Tội phạm phải được quy định tại Bộ Luật hình sự
- Tội phạm do một điều hoặc một khoản của điều tương ứng tại Phần các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đây là một đặc trưng của tình tiết phạm tội nhiều lần, dùng để phân biệt với các tình tiết phạm nhiều tội. Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm từ 02 lần, mỗi lần tội phạm thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội phải có đầy đủ chứng cứ để cấu thành tội phạm độc lập và tội phạm đó phải cùng một điều hoặc cùng một khoản tương ứng trong quy định tại Bộ luật hình sự.
- Tội phạm này vẫn còn thời hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 27 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 05 năm.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng là 10 năm.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng là 15 năm.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm.
- Do đó, bốn đặc điểm trên phải cần và đủ để có thể đánh giá chủ thể đó có phạm tội nhiều lần. Nếu thiếu một trong bốn đặc điểm trên thì khó có thể coi hành vi đó là tình tiết phạm tội nhiều lần.
→ Tham khảo thêm: Người bị hại có quyền khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp nào?
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Phân tích 02 khái niệm phạm tội liên tục và phạm tội nhiều lần
- Hai khái nhiều về phạm tội nhiều lần và hành vi phạm tội liên tục, xét về thuật ngữ “liên tục” và “nhiều lần”, ta có thể thấy dường như 02 khái niệm này có nét tương đồng với nhau nhưng thực ra bản chất của nó là khác nhau. Có thể hiểu, thực hiện hành vi phạm tội liên tục là khi tội phạm thực hiện một loạt các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội giống nhau, các hành vi đó giống nhau về mục đích, được tội phạm thực hiện với một ý định thống nhất, cùng xâm hại đến một khách thể, và các hành vi gộp lại mới đủ chứng cứ để cấu thành một tội độc lập.
- Như vậy, phạm tội liên tục cũng được hình thành từ nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm, tuy nhiên vẫn khác với phạm tội nhiều lần là một loạt các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của phạm tội liên tục mới có đủ chứng cứ để cấu thành một tội phạm độc lập, còn với phạm tội nhiều lần thì hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm bao giờ cũng có đầy đủ chứng cứ để cấu thành một tội phạm độc lập.
- Mặt khác, ta xét về hậu quả, thiệt hại xã hội mà do hành vi phạm tội nhiều lần gây ra sẽ lớn hơn nhiều so với hành vi phạm tội liên tục. Về mức độ chịu trách nhiệm hình sự thì phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội phạm, trong khi đó phạm tội liên tục để chỉ tội danh đó do một loạt các hành vi cấu thành nên trong trường hợp này nó chỉ là một tình tiết định tội.
→ Tham khảo thêm:
➤ Một số quy định về chuyển vụ án hình sự, nhập hoặc tách vụ án hình sự để điều tra, ủy thác điều tra.
➤ Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
➤ Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
➤ Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.
- Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến phạm tội nhiều lần, đặc điểm của phạm tội nhiều lần, phân biệt phạm tội nhiều lần và phạm tội liên tục theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có thắc mắc về các tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ, mức án của các hành vi phạm tội, hoặc quý khách hàng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của luật sư bào chữa. Vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được Luật sư tại Luật Thịnh Trí tư vấn nhanh nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
“Đúng cam kết, Trọn niềm tin”
Hotline: 1800 6365