Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Phạm tội có tổ chức là gì? Dấu hiệu phạm tội có tổ chức

Phạm tội có tổ chức là gì? Dấu hiệu phạm tội có tổ chức

19/01/2022


PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC LÀ GÌ?
DẤU HIỆU PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC

Tư vấn mức xử phạt của hành vi phạm tội có tổ chức

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức xử phạt của hành vi phạm tội có tổ chức

  Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm, trong vụ án có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi phạm tội. Trên thực tế hiện nay, các vụ án xảy ra không còn đơn giản mà càng ngày càng trở nên tinh vi và hậu quả để lại rất nặng nề, nhiều vụ án xảy ra mang tính tổ chức chứ không đơn thuần là một cá nhân gây nên. Vậy phạm tội có tổ chức là gì? Trong phạm vi bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định pháp luật để làm sáng tỏ khái niệm phạm tội có tổ chức.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm phạm tội có tổ chức.

2. Dấu hiệu để xác định vụ án có tính chất phạm tội có tổ chức.

1. Khái niệm phạm tội có tổ chức

  • Phạm tội có tội chức là một hình thức đồng phạm, trong vụ án này có sự cấu kết chặt chẽ của một nhóm người cùng thực hành vi phạm tội. Có thể hiểu, phạm tội có tổ chức là một nhóm người cùng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, giữa nhóm người này có sự liên kết, cấu kết chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện một hành vi phạm tội, mang bản chất của một hình thức đồng phạm.
  • Tuy nhiên, khác với hình thức đồng phạm thông thường, phạm tội có tổ chức thực chất là một hành vi đồng phạm có tính đặc biệt. Nếu như trong một vụ án đồng phạm thông thường sẽ đơn giản là nhiều người cùng thực hiện hành vi phạm tội, thì đối với hành vi phạm tội mang tính tổ chức sẽ phức tạp hơn, tinh vi, có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi phạm tội và sự cấu kết này xuyên suốt trong quá trình gây án.
  • Sự cấu kết có những người cùng thực hiện hành vi phạm tội này vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện dấu hiệu khách quan; vừa biểu hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa biểu hiện mức độ của vai trò, phân hóa nhiệm vụ cụ thể của mặt khách quan của những người đồng phạm.
  • Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự thì người đồng phạm bao gồm những người sau đây:
  • Người làm nhiệm vụ thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
  • Người tổ chức là người cầm đầu, chủ mưu, vạch kế hoạch và chỉ huy việc thực hiện việc phạm tội.
  • Người xúi giục là người có những lời nói, hành động nhằm kích động, dụ dỗ và thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho người phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tham khảo thêm: Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của BLHS.

2. Dấu hiệu để xác định vụ án có tính chất phạm tội có tổ chức

  • Thứ nhất: Dấu hiệu về chủ thể tham gia
  • Nhóm tội phạm có tổ chức có thể hình thành từ nhiều cá nhân, mỗi cá nhân trong tổ chức này đảm nhiệm một vai trò khác nhau, có thể là người đảm nhiệm vai trò điều hành, vai trò tổ chức, vai trò giúp sức hoặc người đảm nhận vai trò thực hành. Họ có nhiệm vụ yểm trợ, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện và cơ hội về mặt không gian, thời gian, chuẩn bị phương thức và công cụ thực hiện hành vi phạm pháp,…với mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách hoàn hảo nhất.
  • Trong mối quan hệ đồng phạm này, trách nhiệm của người có vai trò tổ chức lúc nào cũng cao hơn, vậy nên người đảm nhận vai trò tổ chức có quyền điều khiển hành vi của những người đồng phạm khác. Do đó, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có vai trò tổ chức thì người này luôn phải chịu trách nhiệm hình sự nặng nhất trong những người đồng phạm.

 Tư vấn các dấu hiệu phạm tội có tổ chức

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các dấu hiệu phạm tội có tổ chức

  • Thứ hai: Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm có tổ chức
  • Tội phạm có tổ chức là một hình thức đồng phạm, mỗi người trong tổ chức đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể, tất cả đều thực hiện hành vi tội phạm và hành vi che dấu tội phạm.
  • Tội phạm có tổ chức là mức độ phức tạp hơn hình thức đồng phạm. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội đã được lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết, phương án tinh vi, xảo quyệt nhằm qua mặt lực lượng chức năng hoặc trong một vụ án không có kế hoạch cụ thể nhưng trong tổ chức tội phạm những thành viện vẫn được phân định rạch ròi nhiệm vụ, chịu trách nhiệm về một công việc nhất định. Thông qua những nhiệm vụ được phân công cho từng người trong tổ chức, cùng nhau hỗ trợ, xâu chuỗi các hành vi lại với nhau thành một kế hoạch phạm tội hoàn hảo nhằm che dấu hành vi phạm tội.
  • Thứ ba: Dấu hiệu về mặt chủ quan của hành vi phạm tội có tổ chức
  • Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm có thông mưu trước nhưng ở một mức độ cao. Giữa những người đồng phạm đã thống nhất với nhau từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc, đến cả khi tính toán phương án để lẩn tránh pháp luật. Những người trong tổ chức luôn có ý thức tuân thủ theo người trong tổ chức đó từ giai đoạn bắt đầu đến giai đoạn kết thúc.
  • Trên cơ sở đó, khi các thành viên của tổ chức này bắt tay vào việc phạm tội, mỗi người đều có ý thức phải hỗ trợ người khác, phục vụ của quá trình phạm tội nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Đặc điểm này cho phép phân biệt phạm tội có tổ chức với hình thức đồng phạm thông thường có thông mưu trước.
  • Yếu tố chủ quan trong tổ chức phạm tội được xuất phát từ bên trong ý chí của mỗi thành viên trong nhóm phạm tội, họ hoàn toàn tỏ thái độ đồng ý, đồng nhất với nhau xuyên suốt quá trình gây án. Họ chuẩn bị một cách tinh vi, cặn kẽ, kỹ càng và công phu từ bước lên kế hoạch, ý tưởng cho đến giai đoạn bắt tay vào việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
  • Họ khéo léo, phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt với nhau từ khâu tổ chức, vạch sẵn kế hoạch, phương thức và công cụ gây án, đến khâu chuẩn bị những bằng chứng ngoại phạm nhằm lẩn tránh sự tra hỏi của lực lượng chức năng, điều tra viên. Mỗi thành viên trong nhóm tội phạm đều có ý thức về những hành vi của mình, có khả năng lường trước những việc chuẩn bị xảy ra và hậu quả của nó mang lại, họ đều có chung một mục đích là thỏa mãn mong muốn như trong kế hoạch, mục tiêu và động cơ ban đầu.

Tham khảo thêm:
Tố giác tội phạm không đúng sự thật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên, Luật Thịnh Trí đã làm sáng tỏ khái niệm phạm tội có tổ chức, dấu hiệu của phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức là một hình thức phạm tội phức tạp, hậu quả của hành vi phạm tội này rất lớn, tội phạm  có tổ chức rất tinh vi, xảo quyệt, mỗi khi thực hiện hành vi phạm tội, chúng đều tính toán rất kỹ các phương án khác nhau nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu khách hàng có thắc mắc về các quy định pháp luật, tìm luật sư bào chữa hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,.. vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, Trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365