Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những thông tin cần biết về đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

Những thông tin cần biết về đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

26/05/2022


NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ
ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2022

Những thông tin cần biết về đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

Hình 1. Những thông tin cần biết về đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022.

  Ngày nay, lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày càng được mở rộng và phát triển hơn bao giờ hết. Thấu hiểu được vấn đề này, Luật Thịnh Trí gửi đến quý khách hàng những thông tin quan trọng về đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?  

2. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ.

3. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

4. Tóm tắt quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022.

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

  • Hiện nay, khái niệm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được ghi nhận cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009. Theo đó, quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ

  • Dựa theo khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể thấy rằng hiện có 3 loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ:
  • Thứ nhất, quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan. Trong đó:
  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền về tài sản và quyền về nhân thân theo Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với:
  • Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
  • Nhãn hiệu;
  • Tên thương mại;
  • Chỉ dẫn địa lý;
  • Bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

 Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ

Hình 2. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ.

3. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

  Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền sở hữu trí tuệ sẽ phát sinh khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Một là, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
  • Hai là, quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
  • Ba là, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
    • Bốn là, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.

4. Tóm tắt quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

  • Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
  • Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
  • Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký
  • Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng

Tham khảo thêm bài viết:

Bảo hộ thương hiệu là gì? Tại sao phải bảo hộ thương hiệu?
Doanh nghiệp nên lựa chọn bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền tác giả.

Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về đăng ký sở hữu trí tuệ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: Luật Thịnh Trí