Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những quyền lợi của người lao động theo Bộ luật Lao động 2019

Những quyền lợi của người lao động theo Bộ luật Lao động 2019

18/12/2021


NHỮNG QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

I. Quyền lợi của người lao động trong thời gian thử việc.

1. Người lao động chỉ thử việc một lần với một công việc.

2. Thời gian thử việc tối đa với người lao động.

3. Được chấm dứt hợp đồng thử việc bất kỳ lúc nào mà không phải bồi thường thiệt.

4. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức.

II. Quyền lợi của người lao động liên quan đến tiền lương.

5. NLĐ được nhận đúng hạn từ NSDLĐ.

6. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

III. Quyền lợi của người lao động liên quan đến nghỉ việc.

7. NSDLĐ không được giam lương khi NLĐ nghỉ việc.

8. Người lao động được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép.

9. Được nhận tiền trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc.

10. Được trả sổ BHXH và giấy tờ khác khi nghỉ việc.

 

Những quyền lợi của người lao động theo Bộ luật Lao động 2019
Những quyền lợi của người lao động theo Bộ luật Lao động 2019 (ảnh minh họa)

  Người lao động là thành phần đông đảo nhất trong thị trường lao động. Tuy nhiên, nhóm người này vẫn luôn được xem là bên yếu thế so với người sử dụng lao động. Để bảo vệ cho bên yếu thế này, Bộ luật Lao động 2019 đã có những quy định về quyền lợi của người lao động.

I. Quyền lợi của người lao động trong thời gian thử việc:

1. Người lao động chỉ thử việc một lần với một công việc:

  • Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với một công việc người lao động chỉ thử việc một lần. Như vậy, người sử dụng lao động cũng chỉ được yêu cầu người lao động thử việc một lần đối với một công việc mà các bên đã thỏa thuận.
  • Ngoài ra, người sử dụng lao động nếu vi phạm quy định về số lần thử việc sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 02-05 triệu đồng. Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
  • Do đó, người lao động đang thử việc cần nắm rõ quy định này để tránh mất bị người sử dụng lao động cho thử việc nhiều lần với một công việc nhằm kéo dài thời gian thử việc.

2. Thời gian thử việc tối đa với người lao động:

  • Tùy vào mức độ phức phức tạp, tính chất của công việc và sự thỏa thuận của các bên để có thể quyết định thời gian thử việc phù hợp và phải tuân thủ quy định của pháp luật:

Thời gian thử việc tối đa với người lao động

  • Ngoài ra, người lao động có hợp đồng lao động với thời hạn dưới 01 tháng thì không áp dụng thời gian thử việc nêu trên.
  • Đây là quy định quan trọng mà người lao động cần lưu ý để bản thân không bị thiệt khi người sử dụng lao động kéo dài thời gian quá quy định.

3. Được chấm dứt hợp đồng thử việc bất kỳ lúc nào mà không phải bồi thường thiệt:

  • Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể việc việc người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết trong thời gian thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
  • Như vậy, khi người lao động cảm thấy bản thân mình không phù hợp, không thích thú với công việc mà mình đang thử việc thì có thể chấm dứt thử việc bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước, bồi thường thiệt hại.

4. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức:

  • Mức lương thử việc của người lao động được quy định cụ thể tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
  • Trong thời gian thử việc, tiền lương mà người lao động được nhận sẽ do các bên thỏa thuận nhưng tiền lương đó phải bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó.

II. Quyền lợi của người lao động liên quan đến tiền lương:

5. NLĐ được nhận đúng hạn từ NSDLĐ:

  • Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ có trách nhiệm trả lương đúng hạn cho người lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng thì người sử dụng lao động có thể trả trễ lương cho người lao động nhưng không được quá 30 ngày. Ngoài ra, nếu NSDLĐ trả lương chậm từ 15 ngày trở lên theo quy định nêu trên, thì NLĐ sẽ được nhận thêm một khoản tiền (được hiểu là tiền đền bù) ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.

6. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng:

  • Mức lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật.
  • Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng  khi người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển người lao động vào làm những công việc yêu cầu đã qua đào tạo, học nghề. Cụ thể:

Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng

 Những quyền lợi của người lao động khi đi làm
Những quyền lợi của người lao động khi đi làm (ảnh minh họa)

III. Quyền lợi của người lao động liên quan đến nghỉ việc:

7. NSDLĐ không được giam lương khi NLĐ nghỉ việc:

  • Hiện nay, nhiều NSDLĐ có hành vi giam lương khi NLĐ đã nghỉ việc. Tuy nhiên, đây là việc làm không đúng theo quy định của pháp luật. Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động (trong đó có tiền lương), NSDLĐ có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
  • Như vậy, NSDLĐ không được giam lương của NLĐ quá 30 ngày khi NLĐ nghỉ việc dù bằng bất cứ lý do nào.

8. Người lao động được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép:

  • Theo khoản 3 Điều 113, khi người lao động nghỉ việc sẽ được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.

9. Được nhận tiền trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc:

  • Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động nếu đáp ứng các điều kiện sau thì sẽ nhận được trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc:
    • Người lao động nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019.
    • Người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Theo đó, mỗi năm người lao động làm việc thì được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
  • Thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc.
  • Tiền lương của người lao động để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc theo hợp đồng lao động.

10. Được trả sổ BHXH và giấy tờ khác khi nghỉ việc:

  • Hiện nay, rất nhiều trường hợp NSDLĐ giữ giấy tờ và đặc biệt là sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng là hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và trả lại những loại giấy tờ khác nếu như người sử dụng lao động đang giữ.
  • Như vậy, NSLĐ bắt buộc phải trả các giấy tờ khác và sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc nếu như đang giữ.

Xem thêm:
Những điểm mới về lương, thưởng theo bộ luật lao động 2019.
Mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
13 trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phân biệt trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc.

  • Trên đây là nội dung Những quyền lợi của người lao động theo Bộ luật Lao động 2019 Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.