Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn

Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn

09/12/2021


NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN BIẾT VỀ
GIÀNH QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Cha m được giành nuôi con trong trường hp nào?

2. Ảnh hưởng độ tuổi của con đến việc giành quyền nuôi con

3. Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

4. Những vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con

5. Vi phạm quy định về quyền nuôi con bị phạt thế nào?

Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn
Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn (ảnh minh họa)

  Nếu như vợ chồng không thể thỏa thuận được người nuôi con sau ly hôn thì việc tranh giành quyền nuôi con là điều tất yếu sẽ xảy ra. Thông qua bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ đề cập đến những quy định liên quan về việc giành quyền nuôi con sau ly hôn mà vợ chồng cần biết.

1. Cha m được giành nuôi con trong trường hợp nào?

  • Khi ly hôn, tòa án sẽ dựa trên nguyên tắc thỏa thuận của vợ chồng để quyết định người được quyền nuôi con hoặc Tòa án sẽ xem xét và trao quyền dựa trên lợi ích của con nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được. Khi đó, việc giành quyền nuôi con sẽ xảy ra.
  • Theo đó, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong những trường hợp sau đây:
  • Con chưa thành niên.
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Ảnh hưởng độ tuổi của con đến việc giành quyền nuôi con

  • Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì việc giành quyền nuôi con sẽ chịu ảnh hưởng bởi độ tuổi của con, cụ thể:
  • Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi: Do người mẹ được trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, người chồng có thể giành quyền nuôi con khi chứng minh được vợ mình không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con.
  • Trường hợp từ 03 đến dưới 07 tuổi: vợ chồng còn quyền thỏa thuận người nuôi con. Nếu xảy ra tranh chấp về việc giành quyền nuôi con khi vợ chồng không thỏa thuận được thì các bên phải chứng minh được việc mình có đủ yếu tố để nuôi dưỡng con tốt hơn người kia như: thu nhập của cha mẹ, tài sản, gia cảnh, điều kiện kinh tế, thời gian của cha mẹ có thể chăm sóc, giáo dục con, điều kiện để con có thể vui chơi giải trí...

Khi đó, người nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con dựa trên quyền lợi của con.

  • Trường hợp con trên 07 tuổi thì vợ chồng có mong muốn nuôi con thì phải hỏi đến nguyện vọng của con.

3. Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

  • Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình, việc hai người sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không thực hiện việc đăng ký kết hôn mặc dù có đủ điều kiện thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái vẫn được xác lập.
  • Như vậy, cũng giống như những vợ chồng khác, khi không còn sống chung với nhau nữa thì hai người sống chung với nhau như vợ chồng sẽ thỏa thuận với nhau về việc nuôi con. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được và xảy ra tranh chấp giành quyền nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.
  • Ngoài ra, độ tuổi của con cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con như đã đề cập ở trên.

 Những vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con
Những vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con (ảnh minh họa)

4. Những vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con

  • Khi vợ chồng không thỏa thuận được người nuôi con thì các bên phải chứng minh được việc mình có đủ yếu tố để nuôi dưỡng con tốt hơn người kia như: thu nhập của cha mẹ, tài sản, gia cảnh… để Tòa án có thể xem xét và giao quyền nuôi con cho bên đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con. Hiện nay, các bên thường sẽ chứng minh những vấn đề sau đây:
  • Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con

Đây được xem là điều kiện quan trọng nhất mà vợ chồng cần phải chứng mình trước tòa để có thể giành quyền nuôi con sau ly hôn. Vì nếu vợ chồng có điều kiện tốt về vật chất như: thu nhập ổn định, lương cao, công việc ổn định, có sổ tiết kiệm… thì được xem là người có thể đảm bảo được việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho con một cách đầy đủ và tốt nhất.

  • Có thời gian, dành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con

Ngoài việc đáp ứng điều kiện về vật chất thì yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng đối với cuộc sống của con. Theo đó, phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con sẽ nghiêng về phía người nào có đủ thời gian chăm sóc con, yêu thương con và không phân biệt đối xử với con…

Có thể thấy đối với những người thường xuyên đi công tác xa nhà, không có thời gian chăm sóc con, bận rộn với công việc… thì những bằng chứng trên sẽ giúp cho người có nhiều thời gian chăm sóc con sẽ được Tòa án trao quyền nuôi con.

  • Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương

Ngoài điều kiện về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển…

  • Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp

Khi Tòa án xét thấy các bên đều có điều kiện về vật chất, tinh thần và điều kiện khác tương tự nhau thì các bên có thể chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp như:

    • Trong thời gian vợ chồng và con sống chung với nhau, đối phương đã có những hành vi đánh đập, bạo lực với con về mặt thể xác lẫn tinh thần và không tạo điều kiện để con được phát triển… ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện của con.
    • Vợ, chồng có thể chứng minh rằng việc ly hôn xuất phát từ lỗi của đối phương như bạo lực gia đình hoặc ngoại tỉnh… Qua việc đó gây ảnh hưởng đến sự nhìn nhận và hình thành nhân cách của con và khẳng định đối phương không phải là tấm gương tốt.

5. Vi phạm quy định về quyền nuôi con bị phạt thế nào?

  • Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể về việc sau khi ly hôn, cha mẹ (người mà không trực tiếp nuôi con) có quyền thăm nom con mà không bị người khác cản trở.
  • Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, khi cha mẹ có nhu cầu thăm nom con nhưng bị ngăn cản bởi một người nào đó thì người ngăn cản sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án.
  • Ngoài ra, Cha mẹ không trực tiếp nuôi con từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng.
  • Trong trường hợp cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng cho con nhưng lại từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ này dẫn đến việc người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng hoặc cha mẹ không trực tiếp nuôi con đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà vẫn tiếp tục vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Ngoài ra, trường hợp trong bản án, quyết định của Tòa án thể hiện rõ nghĩa vụ cấp dưỡng mà cha mẹ không trực tiếp nuôi con không chấp hành bản án mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế về hành ví từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì bị phạt tiền từ 03 tháng đến 02 năm tù. Bên cạnh đó, cha mẹ không trực tiếp nuôi con còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu - 50 triệu đồng.

Xem thêm:

Hướng dẫn thủ tục thuận tình ly hôn.
Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Trên đây là nội dung Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.