Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những điều NLĐ cần biết về tiền lương quy định tại BLLĐ 2019

Những điều NLĐ cần biết về tiền lương quy định tại BLLĐ 2019

27/12/2021


NHỮNG ĐIỀU NLĐ CẦN BIẾT
VỀ TIỀN LƯƠNG QUY ĐỊNH TẠI BLLĐ 2019

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tiền lương là gì?

2. Quy định về mức lương tối thiểu vùng.

3. Quy định về trả lương cho người lao động.

4. Hình thức trả lương.

5. Kỳ hạn trả lương cho người lao động.

6. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

7. Tiền lương ngừng việc.

8. Tạm ứng tiền lương.

Tiền lương là gì?

Tiền lương là gì? (ảnh minh họa)

  Có thể thấy, tiền lương và bảo hiểm xã hội là những điều mà người lao động quan tâm nhất khi đi làm. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì người lao động cần nắm rõ những quy định quan trọng về tiền lương được quy định tại Bộ luật Lao động 2019.

1. Tiền lương là gì?

  • Tiền lương là sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về số tiền để người lao động thực hiện công việc của người sử dụng lao động, trong đó bao gồm mức lương theo chức danh hoặc công việc, phụ cấp lương và những khoản bổ sung khác.
  • Mức lương của người lao động được trả theo chức danh hoặc công việc thì không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • Ngoài ra, mức lương người sử dụng lao động trả cho người lao động phải đảm bảo việc không phân biệt giới tính, bình đẳng đối với công việc có giá trị như sau.

2. Quy định về mức lương tối thiểu vùng

  • Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động nhằm bảo đảm mức sống của người lao động và gia đình, phù hợp với điều kiện xã hội khi người lao động làm những công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường.
  • Mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên những yếu tố sau:
    • Mức sống tối thiểu của gia đình người lao động và người lao động.
    • Tương quan giữa mức lương trên thị trường và mức lương tối thiểu vùng.
    • Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng.
    • Quan hệ giữa việc cung và cầu lao động.
    • Khả năng chi trả tiền lương của người sử dụng lao động...
  • Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể:

3. Quy định về trả lương cho người lao động

  • Thỏa thuận về tiền lương của người lao động và người sử dụng lao động cùng với chất lượng thực hiện công việc, năng suất lao động là những căn cứ để người sử dụng lao động thực hiện việc trả lương cho người lao động.
  • Tiền lương trả cho người lao động và ghi trong hợp đồng lao động là Đông Việt Nam. Tuy nhiên, trong trường hợp là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có thể là ngoại tệ.
  • Đối với mỗi lần trả lương thì người sử dụng lao động cần phải thông báo cho người lao động về bảng kê trả lương, trong đó, người sử dụng lao động cần ghi rõ tiền lương, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ, nội dung và số tiền người lao động bị khấu trừ (nếu có).

4. Hình thức trả lương

  • Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc khoán.
  • Người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động qua tài khoản cá nhân của người lao động hoặc trả bằng tiền mặt.
  • Trường hợp người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thông qua tài khoản cá nhân thì người sử dụng lao động phải trả các khoản phí liên quan đến việc chuyển tiền lương và mở tài khoản.

 Tiền lương của NLĐ theo bộ luật lao động 2019

Tiền lương của NLĐ theo bộ luật lao động 2019 (ảnh minh họa)

5. Kỳ hạn trả lương cho người lao động

  • Hiện nay, người lao động hưởng lương theo tuần, ngày, giờ thì người sử dụng trả lương sau tuần, ngày, giờ làm việc hoặc các bên cũng có thể thỏa thuận trả gộp tiền lương nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
  • Trong trường hợp người lao động hưởng lương theo tháng thì người sử dụng lao động thực hiện trả lương nửa tháng một lần hoặc một tháng một lần. Bên cạnh đó, thời điểm trả lương do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
  • Người lao động hưởng lương theo khoán và theo sản phẩm thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc trả lương. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng đối với người lao động phải làm việc trong nhiều tháng.
  • Người sử dụng lao động có thể trả lương chậm quá 30 ngày đối với trường hợp vì lý do bất khả kháng và đã tìm cách khắc phục; người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù cho người lao động một khoản tiền lãi.

6. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

  • Tiền lương đối với người lao động làm thêm giờ được trả lương dựa trên tiền lương thực trả theo công việc đang làm hoặc đơn giá tiền lương như sau:
  • Ít nhất bằng 150% đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày thường.
  • Ít nhất bằng 200% đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.
  • Ít nhất bằng 300% đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương. Trong đó, chưa kể tiền lương ngày mà người lao động nghỉ ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
  • Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc người lao động được trả lương theo quy định về làm thêm giờ và làm vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương dựa trên tiền lương theo công việc hoặc tính theo đơn giá tiền lương công việc làm vào ban ngày của ngày bình thường hoặc ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết.

7. Tiền lương ngừng việc

  • Người lao động được trả lương ngừng việc trong những trường hợp sau:
  • Người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng nếu như ngừng việc do lỗi của người lao động.
  • Người lao động không được trả lương nếu ngừng việc vì lỗi của người lao động; Trong trường hợp người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc vì lỗi của người lao động đó thì các bên thỏa thuận về mức lương phải trả cho người lao động bị ngừng việc. Trong đó, mức lương các bên thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • Các bên thỏa thuận tiền lương ngừng việc đối với trường hợp vì sự cố về điện, nước hoặc dịch bệnh nguy hiểm, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoặc hỏa hoạn, thiên tai, vì lý do kinh tế:
  • Tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng trong trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống.
  • Tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng trong 14 ngày đầu tiên đối với trường hợp người lao động ngừng việc trên 14 ngày làm việc.

8. Tạm ứng tiền lương

  • Hai bên thỏa thuận về tiền lương mà người lao động có thể tạm ứng và không bị tính lãi.
  • Khi người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân thì người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động ứng với số ngày tạm nghỉ. Trong đó, tiền lương tạm ứng từ 01 trở lên nhưng đối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Tuy nhiên, người lao động không được tạm ứng tiền lương khi phải nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
  • Người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ khi người lao động nghỉ hằng năm.

Xem thêm:
Những điểm mới về lương, thưởng theo bộ luật lao động 2019.
Xây dựng nội quy lao động theo Bộ luật lao động 2019.
Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?

  • Trên đây là nội dung Những điều NLĐ cần biết về tiền lương quy định tại BLLĐ 2019 mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.