Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

24/01/2022


NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

4. Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (ảnh minh họa)

  Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý gây thiệt hại đến uy tín, nhân phẩm, danh dự, tính mạng, sức khỏe, tài sản, các lợi ích và quyền hợp pháp khác của cá nhân, gây thiệt hại đến tài sản, uy tín, danh dự của pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Sau đây là nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Bộ luật Dân sự.

1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

  • Cần phải thực hiện đúng theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Bộ luật Dân sự khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về phương thức bồi thường, hình thức bồi thường và mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp những thỏa thuận này không trái đạo đức xã hội và quy định của pháp luật.
  • Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà các bên không thỏa thuận được thì cần chú ý những điều sau:
  • Việc bồi thường thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do uy tín, nhân phẩm, danh dự, tính mạng, sức khỏe, tài sản bị xâm phạm phải căn cứ vào điều luật tương ứng của Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong trường hợp cụ thể này thì thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, gồm những khoản nào, mức độ lỗi của các bên để có thể buộc người gây thiệt hại phải thực hiện việc bồi thường tương xứng với những khoản thiệt hại đó.
  • Tòa án cần phải thực hiện nhanh chóng việc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc đòi thường thiệt hại trong thời hạn luật định để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời. Để có thể giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự thì Tòa án có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp cần thiết.
  • Khi có đủ hai điều kiện sau đây thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại:
  • Người gây thiệt hại do lỗi vô ý;
  • So với khả năng kinh tế lâu dài và trước mắt của người gây thiệt hại thì thiệt hại xảy ra quá lớn, được hiểu là trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại xảy ra so với hoàn cảnh kinh tế về lâu dài cũng như trước mắt của họ không đủ khả năng để bồi thường phần lớn thiệt hại đó hoặc bồi thường được toàn bộ.
  • Theo thực tế thì mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp, được hiểu là do có sự biến động về giá cả, sự thay đổi về tình hình xã hội, kinh tế đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng lao động, tình trạng thương tật của người bị thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  Theo quy định tại Bộ luật Dân sự thì khi có đầy đủ các yếu tố sau đây thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới phát sinh:

  • Phải có thiệt hại xảy ra thì mới thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Trong đó, thiệt hại bao gồm thiệt hại do tổn thất về tinh thần và thiệt hại về vật chất.
  • Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do uy tín, nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
  • Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do uy tín, nhân phẩm, danh dự, sức khỏe bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm dẫn đến việc người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu mất mát, buồn phiền, đau thương về tình cảm, vì bị hiểu nhầm nên bị bạn bè xa lánh… và cần được bồi thường cho họ để bù đắp tổn thất về tinh thần bằng một khoản tiền.
  • Đối với pháp nhân và tổ chức khác không phải là pháp nhân thì thiệt hại do tổn thất về tinh thần được hiểu là uy tín, danh dự bị xâm phạm, tổ chức dó bị mất đi lòng tin hoặc sự tín nhiệm… vì bị hiểu nhầm và pháp nhân và tổ chức khác cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức, pháp nhân đó phải chịu.
  • Có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua việc không hành động hoặc hành động trái quy định của pháp luật.
  • Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Nguyên nhân gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật và kết quả của hành vi trái pháp luật là thiệt hại xảy ra.
  • Phải có lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý của người gây thiệt hại. Trong đó:
  • Cố ý gây thiệt hại được hiểu là trường hợp để cho thiệt hại xảy ra mặc dù nhận thức được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn.
  • Vô ý gây thiệt hại được hiểu là trường hợp cho rằng thiệt hại có thể ngăn chặn được hoặc không xảy ra khi người đó không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, mặc dù có thể biết trước hoặc phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (ảnh minh họa)

3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • Cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp cụ thể khi thực hiện quy định tại Bộ luật Dân sự về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; cụ thể như sau:
    • Người gây thiệt hại là bị đơn dân sự trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 Bộ luật Dân sự trừ trường hợp họ mất năng lực hành vi dân sự;
    • Mẹ, cha của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự.
    • Mẹ, cha của người gây thiệt hại là người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan và người gây thiệt hại là bị đơn dân sự trong trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự.
    • Tổ chức, cá nhân giám hộ là bị đơn dân sự trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 606 Bộ luật Dân sự.

4. Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự

  • Người bị thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, mức yêu cầu bồi thường thiệt hại và phải có giấy biên nhận hợp lệ hoặc chứng từ hợp lệ về các khoản thu nhập, chi phí hợp lý của người bị thiệt hại.
  • Phải có chứng cứ, tài liệu chứng minh khi người gây thiệt yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại về khả năng kinh tế lâu dài và trước mắt của mình không đủ khả năng để bồi thường phần lớn thiệt hại hoặc toàn bộ thiệt hại đã xảy ra.
  • Phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại khi người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là những chứng cứ, tài liệu làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
  • Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi.

Xem thêm:

Một số vướng mắc về giải quyết bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Trên đây là nội dung Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.