Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết

02/07/2022


NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẠN CẦN BIẾT

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tranh chấp đất đai là gì.

2. Quy định phân loại tranh chấp đất đai.

3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai.

3.1 Nguyên nhân khách quan.

3.2 Nguyên nhân chủ quan.

  • Tranh chấp đất đai tại Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng. Không chỉ dừng lại ở số lượng, tranh chấp đất đai còn phức tạp hơn về mặt tính chất, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai thì có thể tham khảo ngay nội dung của bài viết này.

1. Tranh chấp đất đai là gì?

  • Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của xã hội, đất đai luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng liên quan đến sự phát triển của một chủ thể, một đất nước. Nhu cầu sử dụng đất của con người đang ngày càng phong phú và đa dạng hơn dẫn đến nhiều hiện tượng “sốt đất” trên thị trường.
  • Chính yếu tố cung cầu về đất đai gia tăng đã làm nảy sinh các quan hệ tranh chấp. Căn cứ theo khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai 2013:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

  • Có thể hiểu đơn giản tranh chấp đất đai là sự bất đồng quan điểm về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất giữa nhiều chủ thể, có mâu thuẫn hay xung đột lợi ích liên quan đến đất đai.

2. Quy định phân loại tranh chấp đất đai:

 Quy định phân loại tranh chấp đất đai

Quy định phân loại tranh chấp đất đai.

  • Theo quy định pháp luật hiện hành, có 03 loại tranh chấp đai chính là:
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về tài sản có liên quan đến quyền sử dụng đất như nhà ở, công trình xây dựng.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh).
  • Trên thực tế thường xuất hiện các dạng tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê đất đai, thừa kế đất đai, lấn chiếm đất…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp của đất đai cũng khác nhau tùy theo từng trường hợp tương ứng.

Có thể bạn quan tâm: Cách tính án phí tranh chấp đất đai.

3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai:

3.1 Nguyên nhân khách quan:

  • Tình trạng tranh chấp đất đai trở nên phổ biến kể từ khi nước ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường. Với nhiều cơ chế thay đổi làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị hơn, tác động đến tâm lý chủ thể dễ nảy sinh quan hệ tranh chấp. Trước kia, thời kỳ địa chủ có nhiều chủ thể chiếm dụng đất đai nhưng khai thác kém hiệu quả.
  • Sau khi cơ chế quản lý của nhà nước thay đổi, phân chia giai cấp và phân loại đất đai đã xuất hiện các hiện tượng như đòi lại nhà, đất đai đã bán, mâu thuẫn quyền lợi cho thuê và cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao lại cho người khác sử dụng.
  • Đất nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ đô hộ, gây xáo trộn về quyền sử dụng đất. Mặc dù nhà nước đã phân chia lại sau khi độc lập và giao lại cho người khác sử dụng nhưng vẫn xảy ra không ít các trường hợp tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất cũ.

3.2 Nguyên nhân chủ quan:

  • Trong các tranh chấp đất đai hiện nay, chủ yếu phát sinh vấn đề liên quan đến hợp đồng giao dịch chuyển nhượng, cho thuê đất… Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai có thể nảy sinh khi các bên không đề cập rõ ràng mục đích sử dụng, nghĩa vụ đóng thuế, làm thủ tục liên quan giữa các chủ thể…
  • Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp đất đai thường phát sinh bởi chính mâu thuẫn lợi ích cá nhân giữa các chủ thể trong giao dịch. Cụ thể như:
  • Một trong các bên vi phạm điều khoản hợp đồng liên quan đến đất đai: không trả tiền thuê đất, hết thời hạn thuê không trả đất, sử dụng đất không đúng mục đích…
  • Một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ khi đã hết thời hạn: thanh toán tiền chuyển nhượng đất không đúng thời hạn, không làm sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng, dùng đất thế chấp và không trả nợ kịp thời hạn…
  • Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai khi thừa kế: phân chia di chúc đất đai không đảm bảo quyền nghĩa vụ của người được cấp dưỡng, những người nhận thừa kế không thể tự thỏa thuận phân chia tài sản là đất đai.
  • Tranh chấp xảy ra do hành vi lấn chiếm đất giáp ranh giữa các hộ gia đình/cá nhân.
  • Tranh chấp đất đai liên quan đến lối đi chung bị một số bên rào lại không cho đi qua.
  • Hệ thống các chính sách quản lý đất đai có nhiều lỗ hổng, chưa đồng bộ, thiếu cụ thể với thực trạng tại từng địa phương. Một số trường hợp áp dụng chính sách cứng nhắc dù không phù hợp với thị trường dẫn đến việc thiếu khách quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất, gây ra bức xúc.
  • Hồ sơ xử lý các thủ tục đất đai khá mất nhiều thời gian, thủ tục có phần chưa rõ ràng. Thị trường xuất hiện nhiều “cò lái” lừa đảo người dân, gây ra thiệt hại cho các bên trong quan hệ giao dịch đất đai. Việc tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về đất đai chưa kịp thời, thường xuyên.
  • Chưa có chi phí đầu tư thỏa đáng để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, lưu trữ và đảm bảo việc quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đất. Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, công tác thanh tra hay kiểm tra về đất đai còn hạn chế.
  • Đội ngũ cán bộ thực hiện công vụ liên quan đến đất đai yêu cầu phải có kiến thức am hiểu về pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và chia ra các bộ phận chuyên trách. Nhưng hiện nay lực lượng công tác trong lĩnh vực đất đai hiện nay đa số là kiêm nhiệm và không phân chia cụ thể.
  • Quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi vào nề nếp, nên nhiều trường hợp sử dụng đất sai trái, không hợp lý rất khó bị phát hiện. Khi phát hiện thì lại không được xử lý kịp thời xử lý.

Xem thêm:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

  • Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai. Nếu bạn còn vấn đề hay thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và tối ưu nhất.