NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Ảnh minh họa
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Xác định thời điểm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải tham gia tố tụng
2. Trường hợp có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật
3. Đối với pháp nhân đang tiến hành thủ tục phá sản
4. Trường hợp người đại diện theo pháp luật (cá nhân) và doanh nghiệp đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cùng một vụ việc
- Cũng như pháp luật hình sự của các quốc gia khác, việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân trong pháp luật Việt Nam cũng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó (Điều 434 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), nhưng Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định: “Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền” (khoản 1 Điều 434). Như vậy, có thể hiểu rằng, pháp nhân có trách nhiệm cử người đại diện theo pháp luật tham gia vào hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, người đại diện vào thời điểm pháp nhân vào thời điểm diễn ra hành vi phạm tội, bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có thể là những người khác nhau.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 706-43 BLTTHS Cộng hòa Pháp: “Việc truy tố pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó vào thời điểm bị truy tố, người này sẽ đại diện cho pháp nhân trong mọi hoạt động tố tụng”. Như vậy, trong luật hình sự Cộng hòa Pháp, vấn đề người đại diện của pháp nhân chỉ đặt ra vào thời điểm chủ thể này là đối tượng của hoạt động truy tố. Cũng có nghĩa là, không cần có người đại diện của pháp nhân trong giai đoạn điều tra của Cảnh sát, dù việc triệu tập xét hỏi đại diện của pháp nhân là hoàn toàn có thể diễn ra. Theo chúng tôi, việc xác định rõ người đại diện vào một thời điểm cụ thể của quá trình tố tụng như pháp luật hình sự của Cộng hòa Pháp sẽ hợp lý hơn, để tránh trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân từ chối tham gia tố tụng vì lý do luật quy định không rõ ràng. Thực tế, việc phải tham gia tố tụng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân và công việc của người này, nên việc người này tìm lý do để từ chối tham gia tố tụng là điều dễ hiểu.
Trường hợp có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật.
- Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.
- Như vậy, pháp nhân thương mại có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định trường hợp pháp nhân có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng” (khoản 1 Điều 434 BLTTHS năm 2015). Đây là quy định phù hợp với Luật doanh nghiệp năm 2014.
- Lý do đặt ra vấn đề “đại diện” của pháp nhân nằm ở sự cần thiết để cho pháp nhân, thông qua một thể nhân, có thể thể hiện ý chí của mình và đưa ra các giải thích liên quan đến hành vi phạm tội và liên quan đến trách nhiệm có thể phát sinh từ hành vi đó. Do đó, Tòa án chỉ cần triệu tập một trong số những người đại diện theo luật của pháp nhân, hoạt động tố tụng không cần tiến hành với sự tham gia của tất cả các đại diện theo pháp luật. Đây cũng là quan điểm của cơ quan tố tụng nước Pháp (Phán quyết của Tòa phúc thẩm Amiens, ngày 29/9/2010) trong vụ án liên quan đến một hợp tác xã. Tòa án án triệu tập một trong số những người quản lý của cơ sở này ra tòa. Hợp tác xã này cho rằng, thủ tục tố tụng vô hiệu, vì cần phải triệu tập những người quản lý khác, nhưng tòa phúc thẩm đã bác bỏ lập luận trên và cho rằng người quản lý bị Tòa án triệu tập kia đã nhận mình có tư cách đại diện theo pháp luật trong suốt quá trình điều tra ông này là người đại diện hợp lệ của pháp nhân kia, và điều không ảnh hưởng đến lợi ích của pháp nhân bị truy tố.
- Việc BLTTHS năm 2015 quy định tại ở khoản 1 Điều 434 có thể gây hiểu nhầm rằng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người bất kỳ làm đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng. Việc tham gia tố tụng với tư cách là đại diện của pháp nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người liên quan, do vậy trước khi Bộ luật có hiệu lực thi hành cần có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể hơn “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một trong số các đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng” để tránh hiểu nhầm như trên.
- Luật phá sản năm 2014 quy định cụ thể và chi tiết về “Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” (từ Điều 11 đến Điều 16). Theo đó, các chủ thể này này có quyền “quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán” (khoản 1 Điều 16) và “đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật” (khoản 2 Điều 16).
- Như vậy, có thể hiểu rằng, trong một số trường hợp, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ là người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng. Thông thường đó là trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chết hoặc bỏ trốn. Điều này có vẻ chưa hợp lý về mặt pháp lý, vì bản chất pháp lý của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ là đại diện cho doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục phá sản trong những vấn đề liên quan đến tài sản, chứ không phải là người đại diện cho pháp nhân trong mọi vấn đề. Kinh nghiệm của Pháp cho thấy, việc xác định người đại diện của pháp nhân đang tiến hành thủ tục phá sản là vấn đề gây tranh cãi trong học giới cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án: Một số phán quyết của các Tòa án đi theo hướng xem người quản lý, thanh lý tài sản(1) là đại diện của pháp nhân đang tiến hành thủ tục phá sản, nhưng lại có bản án lại cho rằng người quản lý, thanh lý tài sản chỉ là đại diện của các chủ nợ chứ không phải là đại diện của công ty (Phán quyết của Tòa phúc thẩm Douai, ngày 04/4/2006), nên không thể là đại diện theo pháp luật của công ty trước Tòa án và trường hợp này cần phải có một người đại diện do Tòa án chỉ định (qua cơ chế Ủy quyền tư pháp). Trong phán quyết ngày 10/02/2010 (2), Tòa phá án pháp (Cour de cassation) cho rằng, căn cứ vào Điều L.622-9 của Bộ luật Thương mại thì “Người quản lý, thanh lý tài sản do Tòa thương mại chỉ định khi tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp chỉ đại diện cho pháp nhân trong các hoạt động liên quan đến tài sản, không thể thực nhân danh pháp nhân các quyền và nghĩa vụ mang tính nhân thân như đại diện pháp nhân trong hoạt động tố tụng. Trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự một pháp nhân đang tiến hành thủ tục phá sản, Tòa án phải chỉ định một người đại diện khác của pháp nhân để tham gia tố tụng. Theo chúng tôi, đây là một giải pháp hợp lý mà các cơ quan tố tụng Việt Nam có thể tham khảo.
- Để tránh bỏ lọt tội phạm, khoản 2 Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Như vậy, trong trường hợp chứng minh được việc phạm tội của pháp nhân có sự tham gia của các cá nhân cụ thể thì các cá nhân này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã thực hiện. Thông thường thì những cá nhân cụ thể này là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Trong trường hợp này, Điều 706-43 BLTTHS của Pháp quy định: Trong trường hợp truy tố pháp nhân và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân về cùng một hành vi, thì người đại diện theo pháp luật này có thể yêu cầu Chánh án Tòa án chỉ định một người đại diện khác. Đây cũng là một giải pháp mà các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình thực thi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
→ Xem thêm:
→ Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
→ Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
→ Quy định chung về thi hành án hình sự
→ Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.
- Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.