Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Người chứng kiến là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến

Người chứng kiến là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến

07/01/2022


NGƯỜI CHỨNG KIẾN LÀ GÌ?
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến

  Người chứng kiến là người được Cơ quan điều tra mời đến tham gia dự giai đoạn điều tra nhằm để chứng kiến một số giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình tiến hành điều tra án hình sự. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến người chứng kiến theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm người chứng kiến?

2. Những người không được làm người chứng kiến theo quy định pháp luật.

3. Quyền của người chứng kiến theo quy định pháp luật.

4. Nghĩa vụ của người chứng kiến.

1. Khái niệm người chứng kiến?

  • Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mời đến chứng kiến toàn bộ quá trình tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
  • Một số trường hợp cần tham gia của người chứng kiến trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, cụ thể: quá trình thực nghiệm điều tra, khám nghiệm tử thi, xem xét các vết tích trên thân thể nạn nhân, khám nghiệm hiện trường vụ án, khám nghiệm đồ vật tại hiện trường, khám xét chỗ ở, nơi làm việc của tội phạm,…

Tham khảo thêm: Tố tụng hình sự là gì? Các giai đoạn tố tụng hình sự.

2. Những người không được làm người chứng kiến theo quy định pháp luật

  • Những người sau đây không được làm người chứng kiến, cụ thể:
    • Người có quan hệ thân thích với người bị buộc tội, người thân thích của người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng.
    • Người có nhược điểm về tâm thần hoặc nhược điểm về thể chất, không có khả năng nhận thức đúng sự việc.
    • Người dưới 18 tuổi.
    • Những lí do khác mà cơ quan có thẩm quyền xét thấy người đó không khách quan.
  • Vì để bảo đảm cho mục đích chứng kiến nên những người thuộc trường hợp trên không được làm người chứng kiến. Việc quy định những trường hợp không được làm người chứng kiến là một quy định thiết thực, giúp cho quá trình xác nhận nội dung, kết quả làm việc của cơ quan có thẩm quyền trở nên khách quan và đúng bản chất.

3. Quyền của người chứng kiến theo quy định pháp luật

  • Người chứng kiến có quyền được cơ quan có thẩm quyền thông báo về quyền và nghĩa vụ của mình trước khi tham gia chứng kiến toàn bộ quá trình tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra. Người chứng kiến phải nắm chắc quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện trách nhiệm của một người chứng kiến đúng quy định pháp luật.
  • Người chứng kiến có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định pháp luật, yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của người chứng kiến, yêu cầu bảo vệ an toàn cho người thân thích của người chứng kiến. Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, người chứng kiến đang thực hiện trách nhiệm của một người công dân nhằm góp phần đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình tiến hành điều tra án. Tuy nhiên, do thù hằn cá nhân như người buộc tội, thân nhân của người bị buộc tội sẽ có những hành vi uy hiếp, hành hung người chứng kiến và người thân thích của người chứng kiến. Vậy nên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng phải có nghĩa vụ bảo vệ người chứng kiến và người thân thích của họ.
  • Người chứng kiến có quyền xem biên bản tố tụng, có quyền nêu quan điểm và đưa ra nhận xét về quá trình tố tụng mà mình đã được chứng kiến. Những ý kiến, nhận xét của người chứng kiến phải được ghi chép đầy đủ trong biên bản.
  • Người chứng kiến có quyền tiến hành khiếu nại các quy định, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về những hoạt động mà mình đã tham gia chứng kiến. Nếu trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng làm sai lệch nội dung biên bản, không đúng quy định pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, xâm phạm đến quyền lợi của người chứng kiến,…. Thì người chứng kiến có quyến đưa đơn khiếu nại về hành vi trái quy định pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Người chứng kiến được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thanh toàn toàn bộ chi phí đi lại và các khoản chi phí khác theo quy định pháp luật.

Tham khảo thêm: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời hạn điều tra vụ án hình sự như thế nào?

4. Nghĩa vụ của người chứng kiến

 Tư vấn nghĩa vụ của người chứng kiến

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn nghĩa vụ của người chứng kiến

  • Người chứng kiến phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cá nhân đã nhận yêu cầu tham gia làm người chứng kiến một số hoặc toàn bộ giai đoạn tố tụng để phục vụ cho hoạt động điều tra, phải có trách nhiệm đến đúng địa điểm và thời gian trong giấy yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tố tụng gửi đến.
  • Người chứng kiến có nghĩa vụ thực hiện việc chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Sau quá trình chứng kiến hoạt động tố tụng thì người chứng kiến phải kiểm tra, xác mình, nêu ý kiến, đánh giá về kết quả của hoạt động điều tra, để có một kết luận mang tính khách quan, chính xác, đầy đủ.
  • Người chứng kiến phải có nghĩa vụ ký vào biên bản hoạt động tố tụng mà mình đã chứng kiến. Mục đích của việc ký vào biên bản này để xác định danh tính của người chứng kiến, giúp nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người chứng kiến, quá trình ký kết phải ghi rõ họ tên, thời gian, địa điểm chứng kiến.
  • Người chứng kiến phải có nghĩa vụ giữ bí mật về toàn bộ hoạt động điều tra mà mình được chứng kiến. Những thông tin được cơ quan điều tra khai thác, tiến độ điều tra, kết quả điều tra, phải được người chứng kiến giữ bí mật. Việc tiết lộ thông tin quá trình điều tra có thể làm phát sinh những hành vi tẩu tán tài sản của người phạm tội, người phạm tội bỏ trốn, hành vi che dấu người phạm tội,… những điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình điều tra án của cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Người chứng kiến phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về những tình tiết mà mình đã chứng kiến một số giai đoạn hoặc toàn bộ giai đoạn tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện.

Tham khảo thêm:
Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng trong trường hợp nào theo quy định của BLTTHS.
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật về người chứng kiến là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Người chứng kiến vừa có quyền vừa có nghĩa vụ, vậy nên khi tham gia chứng kiến vụ án hình sự, người chứng kiến phải nắm chắc quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình, tránh mắc sai lầm ảnh hưởng đến quá trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền.
  • Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu khách hàng có thắc mắc quy định về các giai đoạn tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến, sự khác nhau giữa người chứng kiến và người làm chứng… vui lòng liên hệ chúng tôi, Luật sư chuyên môn tại Luật Thịnh Trí sẽ tư vấn trực tiếp cho quý khách hàng:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“ Đúng cam kết, Trọn niềm tin”

Hotline: 1800 63 65