Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Mức xử phạt tội vu khống được quy định như thế nào? Các yếu tố cấu thành tội vu khống

Mức xử phạt tội vu khống được quy định như thế nào? Các yếu tố cấu thành tội vu khống

19/01/2022


MỨC XỬ PHẠT TỘI VU KHỐNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI VU KHỐNG

Tư vấn mức xử phạt đối với tội vu khống

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức xử phạt đối với tội vu khống

  Hiện nay, có rất nhiều tình trạng lan truyền thông tin sai lệch làm ảnh hưởng để danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi này nếu đủ các yếu tố cấu thành tội vu khống sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết về những quy định này, dẫn đến việc không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định pháp luật giúp quý khách hàng hiểu hơn về tội danh vu khống.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm tội vu khống.

2. Yếu tố cấu thành tội vu khống.

3. Hình phạt của tội vu khống.

1. Khái niệm tội vu khống

  • Căn cứ Điều 156 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định cụ thể về tội vu khống:

“ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”

  • Do đó ta có thể hiểu, vu khống là một hành vi bịa đặt, loan truyền thông tin về những điều người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhưng vấn thực hiện, nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị loan tin vu khống hoặc hành vi bịa đặt người khách là tội phạm, tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Yếu tố cấu thành tội vu khống

  Các yếu tố để cấu thành tội vu khống được quy định như sau:

  • Thứ nhất, có hành vi vu khống
  • Hành vi vu khống, bịa đặt nhằm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là một hành vi người vu khống biết rõ thông tin lan truyền là tin bịa đặt nhưng vẫn cố ý lan truyền tin đó, nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hoặc có hành vi cố ý bịa đặt người khác là tội phạm, tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Tham khoản thêm: Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

  • Thứ hai, có hậu quả xảy ra
  • Trong trường hợp có hành vi loan truyền tin tức xấu của người khác nhưng người loan truyền không có mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hoặc không cố ý gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và không có hậu quả xảy ra thì không là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội vu khống.

Các yếu tố cấu thành của tội vu khống:

  • Mặt khách quan của tội vu khống
  • Về hành vi của tội vụ khống, người vu khống sẽ có một trong số các hành vi sau:
  • Có hành vi bịa đặt thông tin sai lệch, biết rõ là thông tin sai sự thật nhưng vẫn cố ý loan truyền, nhằm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi trên được thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra thông tin và loan truyền thông tin không đúng sự thật đó, với nội dung có tính chất xuyên tạc nhằm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp. Người phạm tội vu khống thực hiện hành vi này có thể bằng lời nói trực tiếp, hoặc đăng tải thông tin lên trang mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện qua điện thoại di động, đăng tải thông tin lên phương tiện truyền thông đại chúng,…
  • Có hành vi loan truyền mà người đó biết rõ là thông tin sai sự thật nhưng vẫn cố tình loan truyền tin đó, nhằm mục đích xúc phạm nghiệm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi phạm tội này được thể hiện như sau: người loan truyền tin không bịa đặt, thêu dệt thông tin, tuy nhiên họ biết thông sự không đúng sự thật về người khác nhưng vẫn lan truyền tin tức đó, đây là một dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội vu khống.
  • Có hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tiến hành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tố cáo họ. Được thể hiện qua việc, người có hành vi vu khống tự mình bịa đặt người khác thực hiện hành vi phạm tội và tố cáo người đó trước cơ quan có thẩm quyền như: Viện kiểm sát, Công an,… Mặc dù trên thực tế, người bị tố cáo không thực hiện hành vi phạm tội đó, toàn bộ sự việc là do người có hành vi vu khống bịa đặt.

 Tư vấn các yếu tố cấu thành tội vu khống

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các yếu tố cấu thành tội vu khống

  • Dấu hiệu khác nhưng có một trong các hậu quả sau đây:
  • Xúc phạm nghiêm trong đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
  • Trong các hành vi đã đề cập phía trên không có mục đích nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người khác, tuy nhiên có hậu quả gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thì đây chính là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội vu khống.
  • Khách thể của tội vu khống
  • Những hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Mặt chủ quan của tội vu khống
  • Người phạm tội vu khống thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích của hành vi này là cố ý xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, đây là dấu hiệu cơ bản để cấu thành tội vu khống.
  • Chủ thể của tội vu khống
  • Chủ thể của tội vu khống là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự đều bị áp dụng các hình thức xử phạt khi có hành vi vu khống người khác.

3. Hình phạt của tội vu khống

Căn cứ tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội vu  khống có thể chịu các hình phạt sau đây:

  • Hình phạt chính của tội vu khống

Có các khung hình phạt:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, đối với các hành vi sau đây:
  • Hành vi bịa đặt, loan truyền tin tức khi biết rõ tin tức đó là sai sự thật, nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp của người khác.
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tiến hành tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
  • Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với các hành vi sau đây:
  • Phạm tội có tổ chức.
  • Lợi dụng quyền hạn, chức vụ.
  • Phạm tội từ 02 người trở lên.
  • Hành vi vu khống ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.
  • Hành vi vu khống người đang thi hành công vụ.
  • Sử dụng mạng xã hội, máy tính, mạng viễn thông, các phương tiện điện tử để thực hiện hành vi phạm tội.
  • Hành vi vu khống trên, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  • Hành vi vu khống người khác là phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong các trường hợp sau đây:
  • Thực hiện vì động cơ đê hèn.
  • Hành vi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  • Làm nạn nhân tổn thương tâm lý và dẫn đến tự sát.
  • Hình phạt bổ sung đối với tội vu khống
  • Người phạm tội vu khống còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Tham khảo thêm:
Trường hợp nào đương nhiên được xóa án tích?
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định để làm rõ khái niệm về tội vu khống, các yếu tố cấu thành tội vu khống, mức xử phạt đối với hành vi đó. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365