Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Mức phạt đối với hành vi bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Mức phạt đối với hành vi bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

22/01/2022


MỨC PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình

  Gia đình là mái ấm của mỗi con người, là nơi được yêu thương và chăm sóc; tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có một gia đình êm ấm hạnh phúc, thay vào đó là những trận đòn roi, bạo hành, mắng nhiếc ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mỗi thành viên trong gia đình. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi bạo lực gia đình? Hãy cùng luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?

2. Những hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình.

1. Bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?

  • Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được tính vào 6 tháng đầu năm 2021, đã tiếp nhận hơn 1.300 cuộc gọi, tăng khoảng 140% so với năm 2020, trong đó 83% các cuộc gọi đều liên quan đến bạo lực gia đình. Đây là một con số đáng lo ngại, cho thấy nạn bạo lực gia đình vẫn luôn được tiếp diễn từng ngày.
  • Bạo lực gia đình được xem là một hình thức của bạo lực xã hội, hành vi bạo lực này xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, hành vi bạo lực đã gây ra tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Định nghĩa về bạo lực gia đình đã được quy định tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, cụ thể như sau:
  • "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình."
  • Do đó, hành vi bạo lực gia đình là hành vi được thực hiện với lỗi cố ý, nhằm gây tổn hại đến tinh thần, thể chất, tính mạng, tài sản của con người. Chủ thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình phải là thành viên trong gia đình, và đối tượng bị hành động bạo lực gây tổn thương lại là các thành viên khác trong gia đình đó.
  • Hành vi bạo lực gia đình thể hiện dưới các hình thức sau đây:
    • Hành vi hành hạ, đánh đập, ngược đãi hoặc các hành vi khác cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân.
    • Có những hành vi, lời nói lăng mại, cố ý xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm.
    • Hành vi cô lập, xua đuổi, thường xuyên gây áp lực về mặt tâm lý cho nạn nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tình mạng, tinh thần của nạn nhân.
    • Hành vi ngăn cản người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quán hệ gia đình giữ ông bà và cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ chồng với nhau, giữa anh, chị em với nhau.
    • Cưỡng ép người trong gia đình quan hệ tình dục.
    • Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hoặc ly hôn, hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ của thành viên trong gia đình.
    • Hành vi chiếm đoạt, đập phá, hủy hoại tài sản hoặc các hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của các thành viên trong gia đình hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chung của các thành viên trong gia đình.
    • Hành vi cưỡng ép các thành viên khác trong gia đình lao động quá sức, bắt buộc đóng góp tài chính quá khả năng cho phép của họ. Hành vi kiểm soát thu nhập của các thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc tài chính.
    • Có những hành vi bắt buộc các thành viên trong gia đình phải ra khỏi chỗ ở.
  • Lưu ý, khái niệm được quy định tại Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 rất rộng, phạm vi đối tượng mà quy định này điều chỉnh không chỉ là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống với nhau mà còn bao gồm cả những thành viên trong gia đình nhà vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn nhưng sống với nhau như vợ chồng.

Tham khảo thêm: Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn.

2. Những hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình

  • Thứ nhất, xử lý hành vi bạo lực gia đình bằng hình thức xử phạt hành chính
  • Căn cứ tại Điều 49, Điều 50, Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
  • Đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:
  • Đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những hành vi sau đây:
  • Chủ thể bạo hành sử dụng các công cụ, phương tiện, vật dụng gây thương tích cho các thành viên khác.
  • Không kịp thời đưa nạn nhân cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân khi nạn nhân phải điều trị chấn thương, trừ trường hợp bị nạn nhân từ chối.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi người gây ra hành vi bạo lực gia đình phải công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

 Tư vấn hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình

  • Đối với hành vi hành hạ, ngược đãi các thành viên gia đình:
  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những hành vi sau:
  • Hành vi đối xử tệ với các thành viên trong gia đình như: bắt nhịn uống, nhịn ăn, bắt chịu rét, mặc quần áo rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.
  • Hành vi bỏ mặc không chăm sóc thành viên trong gia đình là người già yếu, bệnh tật, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi người gây ra hành vi bạo lực gia đình phải công khai khi nạn nhân yêu cầu.
  • Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình:
  • Đối với các hành vi, lời nói lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với những hành vi sau:
  • Hành vi tiết lộ, phát tán tư liệu, tài liệu bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ.
  • Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
  • Hành vi phổ biến, phát tờ rơi, đăng bài viết; đăng, chia sẻ hình ảnh, âm thanh nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người gây ra hành vi trên phải tiến hành xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; Buộc người đó phải thực hiện việc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, gỡ bài viết, xóa hình ảnh, âm thanh.
  • Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã xử lý hành chính về hành vi này nhưng chủ thể vẫn cố tình vi phạm. Trong Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, có thể sẽ bị phạt tù không giam giữ đến 03 hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, tùy vào từng trường hợp và mức độ của hành vi mà Tòa án sẽ quyết định mức án thích hợp.

Tham khảo thêm:
Tư vấn trình tự thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Bài viết này, Luật Thịnh Trí đã chia sẻ một số hành vi được xem là bạo lực gia đình, mức phạt đối với hành vi bạo lực gia đình được pháp luật quy định. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu khách hàng có thắc mắc về bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em,… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365