Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong Bộ luật dân sự

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong Bộ luật dân sự

15/02/2022


MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực.

2. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

3. Nội dung của hợp đồng.

4. Các loại hợp đồng chủ yếu.

5. Thời điểm giao kết hợp đồng.

6. Giải thích hợp đồng.

7. Phụ lục hợp đồng.

8. Hợp đồng vô hiệu.

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong Bộ luật dân sự

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong Bộ luật dân sự (ảnh minh họa)

  Từ lâu, hợp đồng đã là thứ gắn bó với công dân trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng, Luật Thịnh Trí xin phép gửi đến quý khách hàng những vấn đề pháp lý về hợp đồng trong Bộ luật dân sự.

1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

  • Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 thì việc xác định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
  • Do bên đề nghị ấn định;
  • Trong trường hợp đề nghị không ấn định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ những trường hợp có quy định khác tại luật liên quan.
  • Bên cạnh đó, đề nghị giao kết hợp đồng được xem là đã nhận được trong những trường hợp sau đây:
  • Đề nghị được chuyển đến trụ sở trong trường hợp bên được đề nghị là pháp nhân; được chuyển đến nơi của cá nhân cư trú trong trường hợp bên được đề nghị là cá nhân;
  • Đề nghị đã được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
  • Thông qua các phương thức khác khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng.

2. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

  • Việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn ấn định đối với trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời; trong trường hợp khi đã hết thời hạn trả lời mà bên đề nghị giao kết hợp đồng mới nhận được trả lời thì chấp nhận này sẽ được xem là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
  • Việc trả lời khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời chỉ có hiệu lực trong trường hợp thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
  • Thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực đối với trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị phải biết hoặc biết, trừ trường hợp mà chấp nhận giao kết hợp đồng được bên đề nghị trả lời ngay là không đồng ý.
  • Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận với nhau về thời hạn trả lời thì khi các bên giao tiếp với nhau qua điện thoại hoặc trực tiếp hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay rằng không chấp nhận hoặc có chấp nhận.

3. Nội dung của hợp đồng

  • Để đảm bảo quyền lợi cho các bên, Bộ luật Dân sự cho phép các bên có quyền thỏa thuận về những nội dung có trong hợp đồng của họ.
  • Ngoài ra, hợp đồng có thể có những nội dung dưới đây:
  • Đối tượng trong hợp đồng mà các bên thỏa thuận;
  • Chất lượng, số lượng;
  • Phương thức, giá thanh toán;
  • Phương thức, địa điểm, thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Nghĩa vụ và quyền của các bên;
  • Phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp;
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

4. Các loại hợp đồng chủ yếu

  • Hiện nay, hợp đồng chủ yếu gồm những loại sau đây:
  • Hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau được gọi là hợp đồng song vụ.
  • Hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ được gọi là hợp đồng đơn vụ.
  • Hợp đồng có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ được gọi là hợp đồng chính.
  • Hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính được gọi là hợp đồng phụ.
  • Hợp đồng mà người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc các bên giao kết trong hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ được gọi là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
  • Hợp đồng mà việc thực hiện vụ thuộc vào việc thay đổi, chấm dứt hoặc phát sinh một sự kiện nhất định được gọi là hợp đồng có điều kiện.

 Các loại hợp đồng chủ yếu

Các loại hợp đồng chủ yếu (ảnh minh họa)

5. Thời điểm giao kết hợp đồng

  • Khi bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết là thời điểm mà hợp đồng được giao kết. Trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận với nhau về việc im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm cuối cùng của thời hạn này là thời điểm giao kết hợp đồng.
  • Thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng được xem là thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói.
  • Đối với hợp đồng bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức cho nhận nào khác được thể hiện trên văn bản.
  • Trong trường hợp hợp đồng này đã được giao kết bằng lời nói tuy nhiên sau đó hợp đồng được xác lập thành văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung hợp đồng.

6. Giải thích hợp đồng

  • Bộ luật Dân sự quy định rằng khi hợp đồng có những điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích cho sự không rõ ràng này không chỉ dựa vào những ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chỉ của các bên trong hợp đồng đã được thể hiện tại thời điểm xác lập, quá trình trước và khi thực hiện hợp đồng.
  • Cần phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất, mục đích của hợp đồng trong trường hợp hợp đồng có ngôn từ hoặc điều khoản có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
  • Cần phải giải thích theo tập quán tại địa điểm mà các bên giao kết hợp đồng trong trường hợp hợp đồng có ngôn từ hoặc điều khoản khó hiểu.
  • Ngoài ra, các bên cần giải thích các điều khoản trong hợp đồng có mối liên hệ với nhau. Ý nghĩa của các điều khoản này cần phải phù hợp với toàn bộ nội dung của hợp đồng.
  • Việc giải thích hợp đồng dựa trên ý chí chung của các bên khi có sự mâu thuẫn ý chí chung giữa các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng.
  • Việc giải thích hợp đồng trong trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng những nội dung gây bất lợi cho bên kia thì cần giải thích theo hướng có lợi cho bên kia.

7. Phụ lục hợp đồng

  • Phụ lục được kèm theo hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục kèm theo hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Ngoài ra, nội dung trong phụ lục không được trái với nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Điều khoản trong phụ lục hợp đồng lao động không có hiệu lực khi điều khoản đó trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, điều khoản đó sẽ được xem là điều khoản được sửa đổi trong trường hợp các bên trong hợp đồng chấp nhận điều khoản trái nội dung trong phụ lục hợp đồng.

8. Hợp đồng vô hiệu

  • Theo quy định tại Bộ luật dân sự hiện hành thì quy định từ Điều 123 đến Điều 133 về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
  • Hợp đồng phụ sẽ chấm dứt nếu như hợp đồng chính vô hiệu, tuy nhiên, hợp đồng phụ có thể thay thế cho hợp đồng chính trong trường hợp các bên có thỏa thuận về vấn đề này. Đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quy định này không áp dụng.
  • Khi hợp đồng phụ vô hiệu thì không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp là hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính theo như thỏa thuận của các bên.

 Xem thêm:

Chấm dứt hợp đồng dân sự là gì? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự.
Các hình thức của hợp đồng dân sự? Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.

Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Trên đây là nội dung Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong Bộ luật dân sự Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.