Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

22/07/2022


MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

2. Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

2.1 Những vấn đề cần thay đổi khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

2.2 Có bắt buộc thay đổi con dấu công ty khi chuyển đổi không?

2.3 Chuyển đổi loại hình có đổi giấy chứng nhận ĐKKD không?

3. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định mới nhất.

3.1 Chuyển đổi công ty TNHH - công ty cổ phần.

3.2 Chuyển đổi công ty cổ phần - công ty TNHH 1 TV.

3.3 Chuyển đổi công ty cổ phần - công ty TNHH 2 TV.

3.4 Chuyển đổi DNTN - TNHH/Công ty cổ phần/Công ty hợp danh.

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, làm chấm dứt hoạt động của đơn vị đã chuyển đổi. Đồng thời, sẽ phát sinh các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

1. Quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có thể hiểu là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Là hoạt động chuyển đổi từ một loại hình doanh nghiệp này sang một loại hình khác phù hợp hơn với quy mô, sự phát triển và định hướng của chủ doanh nghiệp.
  • Hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể bao gồm:
  • Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) sang công ty cổ phần (Điều 202);
  • Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH 1 thành viên (Điều 203);
  • Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Điều 204);
  • Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH/công ty cổ phần/công ty hợp danh (Điều 205).
  • Pháp luật chỉ ghi nhận các hoạt động chuyển đổi theo các loại hình doanh nghiệp nêu trên, không cho phép tổ chức lại khi chuyển đổi theo bất kỳ hình thức khác. Chẳng hạn như công ty cổ phần và công ty TNHH không thể chuyển sang loại hình doanh nghiệp tư nhân; hay công ty hợp danh không được phép chuyển đổi…

Tham khảo thêm: Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh?

2. Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

2.1 Những vấn đề cần thay đổi khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

  • Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ kéo theo sự ảnh hưởng về cấu trúc doanh nghiệp, thông tin con dấu, cách hạch toán lương, các giấy tờ chứng nhận của doanh nghiệp…Vì vậy cần lưu ý một số vấn đề trước khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau:
  • Thực hiện thay đổi thông tin trên các giấy tờ, tài liệu của doanh nghiệp;
  • Thông báo đến các cơ quan quản lý, các đối tác liên quan;
  • Vấn đề thay đổi trụ sở, ngành nghề kinh doanh có thể tiến hành cùng lúc với thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp;
  • Cơ cấu tổ chức sau chuyển đổi, nguồn lao động của công ty…

2.2 Có bắt buộc thay đổi con dấu công ty khi chuyển đổi không?

  • Trên con dấu của doanh nghiệp sẽ thể hiện các thông tin liên quan đến tên của công ty và loại hình tương ứng nên khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty.
  • Trừ một số trường hợp chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH 1 thành viên sang loại Công ty TNHH 2 thành viên trở lên mà trên con dấu chỉ thể hiện Công ty TNHH thì có thể sử dụng lại con dấu cũ.

2.3 Chuyển đổi loại hình có đổi giấy chứng nhận ĐKKD không?

  • Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ đi đôi với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới phù hợp với quy định pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xét cấp sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ chuyển đổi.
  • Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tiến hành thủ tục thay đổi các giấy tờ liên quan như: chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép con…

Xem thêm: Vốn điều lệ thành lập công ty là gì?

3. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định mới nhất:

 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định mới nhất.

3.1 Chuyển đổi công ty TNHH - công ty cổ phần:

  • Phương thức chuyển đổi công ty TNHH sang loại hình công ty cổ phần bao gồm:
  • Chuyển đổi thông qua cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn;
  • Chuyển đổi thông qua cách không huy động thêm vốn từ các tổ chức/cá nhân khác cũng không bán phần vốn góp của mình cho tổ chủ thể khác;
  • Chuyển đổi thông qua cách bán toàn bộ/một phần vốn góp cho một tổ chức/cá nhân khác;
  • Hoặc chuyển đổi bằng sự kết hợp của tất cả các phương thức trên.
  • Công ty TNHH phải tiến hành đăng ký chuyển đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển đổi. Thời gian xử lý hồ sơ chuyển đổi là 3 ngày làm việc. Công ty sẽ được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý mới.
  • Sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần sẽ đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như các trách nhiệm về nợ, thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty TNHH đã chuyển đổi.

3.2 Chuyển đổi công ty cổ phần - công ty TNHH 1 TV:

  • Công ty cổ phần chuyển đổi sang công ty TNHH 1 TV theo các phương thức sau đây:
  • Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của công ty, phần vốn góp của tất cả các cổ đông còn lại;
  • Một tổ chức/cá nhân (chủ thể khác ngoài công ty không phải là cổ đông) nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông trong công ty;
  • Công ty chỉ còn lại duy nhất 01 cổ đông (đương nhiên chuyển đổi vì không đáp ứng số lượng tối thiểu của loại hình doanh nghiệp).
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn tất việc giao dịch chuyển nhượng cổ phần, công ty phải gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh đã đăng ký. Công ty TNHH MTV sau chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ của công ty cổ phần đã chuyển đổi.

3.3 Chuyển đổi công ty cổ phần - công ty TNHH 2 TV:

  • Công ty cổ phần tiến hành chuyển đổi thành công ty TNHH 2 TV trở lên theo phương thức sau đây:
  • Chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên mà không cần huy động thêm hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên và đồng thời huy động thêm vốn từ các tổ chức/cá nhân khác;
  • Chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên và đồng thời chuyển nhượng toàn bộ/một phần cho các tổ chức/cá nhân khác;
  • Kết hợp 3 phương thức nêu trên;
  • Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông (không thỏa điều kiện thành lập công ty cổ phần);
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn tất chuyển đổi, công ty phải đăng ký ngay với cơ quan đăng ký kinh doanh để hoàn tất. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ trong 03 ngày làm việc và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị đã chuyển đổi. Đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý trên cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sau khi chuyển đổi cũng đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty cổ phần. Đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản nợ, thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty.

3.4 Chuyển đổi DNTN - TNHH/Công ty cổ phần/Công ty hợp danh:

  • Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân chỉ được phép chuyển đổi sang loại hình trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp 2020 đã cho phép doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi sang các loại hình khác như công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh khi thỏa mãn các điều kiện sau:
  • Doanh nghiệp sau chuyển đổi phải đáp ứng đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp theo hình thức tương ứng tại khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020;
  • Chủ DNTN phải cam kết bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán và cam kết tất toán đủ số nợ khi đến hạn;
  • Chủ DNTN có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng thanh lý việc công ty được tiếp tục chuyển đổi và thực hiện;
  • Chủ DNTN cam kết bằng văn bản/thỏa thuận với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng nguồn lao động hiện có của doanh nghiệp.
  • Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký chuyển đổi và cấp giấy chứng nhận mới là 03 ngày làm việc.
  • Công ty được chuyển đổi sẽ đương nhiên kế thừa các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mới. Tuy nhiên, các khoản nợ phát sinh trước ngày được chuyển đổi, chủ doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Trên đây là một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn điều gì còn thắc mắc hay cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để chuyên viên kịp thời tư vấn, giải quyết vấn đề pháp lý.

Xem thêm:

Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?