Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Ly hôn vắng mặt, Tòa án có xử được không?

Ly hôn vắng mặt, Tòa án có xử được không?

04/12/2021


LY HÔN VẮNG MẶT,
TÒA ÁN CÓ XỬ ĐƯỢC KHÔNG?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ly hôn là lựa chọn cuối cùng khi quan hệ hôn nhân không cứu vãn được nữa. Hiện nay, ly hôn vắng mặt đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi lẽ đây là một thực trạng đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Ly hôn vắng mặt được hiểu như thế nào?

2. Ly hôn vắng mặt, Tòa án có xử được không?

2.1. Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú.

2.2. Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam.

2.3. Đương sự vắng mặt tại Tòa án.

2.3.1. Trường hợp thuận tình ly hôn.

2.3.2. Trường hợp đơn phương ly hôn.

3. Trình tự, thủ tục ly hôn vắng mặt.

1. Ly hôn vắng mặt được hiểu như thế nào?

  • Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó, ly hôn vắng mặt được hiểu là việc một bên đương sự không có mặt tại phiên tòa. Giải quyết ly hôn vắng mặt sẽ được thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015.

Tham khảo thêm bài viết: Những điều cần biết về việc ly hôn.

2. Ly hôn vắng mặt, Tòa án có xử được không?

2.1. Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú

  • Theo khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú 2020 thì nơi cư trú là nơi vợ, chồng thường trú hoặc nơi tạm trú. Nếu không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của vợ, chồng là nơi ở hiện tại được xác định theo khoản 1 Điều 19 Luật này.
  • Bên cạnh đó, theo Điều 39 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Tuy nhiên, nếu trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
  • Như vậy, khi ly hôn mà vợ hoặc chồng vắng mặt tại nơi cư trú thì việc ly hôn vẫn được giải quyết theo thủ tục chung.

2.2. Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam

  • Theo quy định pháp luật, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình.  Tuy nhiên, đối với những tranh chấp, yêu cầu ly hôn mà có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
  • Như vậy, những vụ việc ly hôn với người nước ngoài vẫn được Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Để có thể ly hôn, bạn phải nộp hồ sơ ly hôn cùng tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ/chồng cư trú ở Việt Nam trước khi đi nước ngoài.

Tham khảo thêm bài viết: Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

2.3. Đương sự vắng mặt tại Tòa án

Đương sự vắng mặt tại Tòa án
Đương sự vắng mặt tại Tòa án.

2.3.1. Trường hợp thuận tình ly hôn

  • Theo Điều 397 BLTTDS 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Nếu vợ, chồng hòa giải thành thì đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu không hòa giải thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi có các điều kiện:
  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, chăm sóc, nuôi dưỡng con,…
  • Sự thỏa thuận bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
  • Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên. Bởi vậy, nếu thuận tình ly hôn thì bắt buộc phải có mặt của cả hai người.

2.3.2. Trường hợp đơn phương ly hôn

  • Mặc dù không thể ủy quyền tham gia tố tụng nhưng nếu có đơn xin xét xử vắng mặt thì liệu Tòa án có giải quyết không? Theo Điều 228 BLTTDS 2015, nếu đương sự vắng mặt, Tòa vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương khi:
  • Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
  • Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
  • Đồng thời, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương. Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

3. Trình tự, thủ tục ly hôn vắng mặt

     Khi ly hôn vắng mặt thì đương sự cũng phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ như khi xét xử có mặt cả hai người.

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
  • Bước 2: Nộp hồ sơ
  • Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc (Theo Điều 39 BLTTDS). Do đó, người yêu cầu có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.
  • Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết
  • Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối.
  • Sau khi ra quyết định thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ thì sẽ bị coi là không hòa giải thành theo quy định tại Điều 207 BLTTDS. Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
  • Bước 4: Ra bản án ly hôn
  • Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về nội dung ly hôn vắng mặt. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các hồ sơ, thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365