LÀM NGƯỜI YÊU CÓ THAI NHƯNG KHÔNG KẾT HÔN
CÓ BỊ XỬ PHẠT THEO PHÁP LUẬT HAY KHÔNG?
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn, giải đáp trường hợp làm người yêu có thai nhưng không đăng ký kết hôn
Trong những năm gần đây, sống thử và quan hệ trước hôn nhân đã không còn là điều quá xa lạ với chúng ta. Thực tế, có rất nhiều cặp đôi sống thử với nhau, nhất là ở lứa tuổi sinh viên có thai ngoài ý muốn. Chuyện không có gì đáng nói khi người cha của đứa bé không muốn kết hôn. Vậy câu hỏi được xã hội đặt ra nhiều nhất là: Trường hợp làm bạn gái có thai nhưng trốn tránh không muốn kết hôn thì có vi phạm pháp luật hay không? Trong phạm vi bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ đề cập đến vấn đề này. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây!
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Có bị vi phạm pháp luật khi làm người yêu có thai nhưng không cưới?
2. Trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi làm người yêu có thai nhưng không kết hôn.
3. Làm khai sinh cho con nhưng không có tên cha.
4. Câu hỏi thường gặp.
- Câu hỏi này còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm 2 bên quan hệ tình dục. Bởi, có vi phạm pháp luật hay không nằm ở độ tuổi của 2 bên, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi. Mặc dù, quan hệ tình dục xuất phát từ tự nguyện của hai bên, tuy nhiên nếu không đạt độ tuổi theo pháp luật quy định thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy để xem xét người cha của đứa bé có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ta phải dựa theo các điều kiện sau đây.
- Trường hợp 1: Hai bên đã đủ tuổi theo pháp luật quy định và quan hệ hoàn toàn tự nguyện
- Pháp luật chỉ có thể can thiệp vào mối quan hệ tình cảm nam, nữ khi hai người đã thực sự xác lập quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở đã đăng ký giấy chứng nhận kết hôn. Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện này chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng, đây là quyền và nghĩa vụ hai bên đã hoàn tất các thủ tục đăng ký kết hôn và đã được cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
- Mặt khác, quan hệ yêu đương giữa nam, nữ trong giai đoạn tìm hiểu nhau, chưa tiến hành kết hôn với nhau thì pháp luật không điều chỉnh. Làm người yêu có thai nhưng trốn tránh trách nhiệm không cưới thì đây đơn thuần là thuộc phạm trù đạo đức, chuẩn mực xã hội, lối sống của con người; đánh giá dưới góc độ pháp luật thì đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, làm người yêu có thai nhưng không cưới, hành vi này không thể xử phạt vi phạm hành chính cũng như không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.
- Trường hợp 2: Một trong hai bên xảy ra quan hệ tình dục chưa đủ 16 tuổi
- Trong trường hợp quan hệ nhưng một trong hai bên là người chưa đủ 16 tuổi, mặc dù quan hệ tình dục xuất phát từ tự nguyện thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Căn cứ Điều 145 Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi quan hệ tình dục với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chịu khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.
- Sau khi người yêu đã sinh con, nếu có nghi ngờ về quan hệ huyết thống với con, người cha có thể đi giám định ADN, sau khi đã xác định chính xác quan hệ cha con thì dù không kết hôn, người cha phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cụ thể như sau:
- Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và con không có tài sản để tự nuôi bản thân mình trong trường hợp cha hoặc mẹ không sống chung với con; sống chung với con những có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
- Theo đó, nam, nữ không phát sinh quan hệ hôn nhân với nhau nhưng trong trường hợp có con chung, người đàn ông được xác định là cha của đứa trẻ thì phải có trách nhiệm cấp dưỡng để chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
- Trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án nhưng người cha cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì căn cứ điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 3 triệu - 5 triệu đồng.
- Nếu việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng dẫn đến trường hợp con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của trẻ hoặc đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng vẫn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
→ Tham khảo thêm: Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn làm khai sinh cho con nhưng không có tên cha
- Nam, nữ không kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng. Vậy nên, khi có thai trước hôn nhân nhưng cha, mẹ không kết hôn thì đứa trẻ là người chịu thiệt thòi đầu tiên.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký khai sinh cho con nhưng cha mẹ không đăng ký kết hôn thì phần thông tin của người cha đứa bé sẽ được bỏ trống. Lúc này, khi đứa trẻ được sinh ra sẽ không xác định được cha.
- Người cha muốn điền tên vào phần khai sinh của con thì phải làm đồng thời 2 thủ tục sau:
- Thủ tục nhận cha con;
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
- Vậy nên, tốt nhất cha, mẹ nên đăng ký kết hôn với nhau trước khi sinh con để có thể mang lại quyền và lợi ích tốt nhất cho con.
- Hai người có độ tuổi dưới 14 quan hệ tình dục dẫn đến có thai có bị xử lý theo pháp luật hay không?
- Hành vi quan hệ tình dục khi cả hai dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên nếu bạn nữ mang thai thì 2 gia đình nên bàn bạc hướng dẫn quyết tốt nhất.
- Làm khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào?
- Trong trường hợp muốn con theo họ mẹ thì không cần phải tiến hành thủ tục nhận cha, khai sinh cho coi để trống phần cha như bình thường. Phần ghi tên cha vào Sổ hộ tích và Giấy khai sinh của trẻ sẽ được để trống.
- Nếu trong trường hợp làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú mang họ cha thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết vấn đề nhận con và làm khai sinh cho con.
→ Tham khảo thêm:
→ Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
→ Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
→ Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
→ Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định liên quan đến làm người yêu có thai nhưng không kết hôn. Sống thử hay quan hệ trước hôn nhân không sai. Tuy nhiên phải biết trước hậu quả của hành vi này và khi hậu quả xảy ra phải chịu trách nhiệm được, vì người chịu thiệt thòi nhất vẫn là những đứa trẻ thơ dại. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được thông tin hữu ích cho quý khách.
- Nếu quý khách có thắc mắc về điều kiện kết hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con,…. vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365