Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Khó khăn trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra

Khó khăn trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra

19/04/2022


KHÓ KHĂN TRONG XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN GÂY RA

Khó khăn trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Khó khăn trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra

  Hiện nay, tình trạng bán thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường, tuy nhiên không phải người tiêu dùng nào cũng có thể nhận diện được các thực phẩm đó. Pháp luật đã ghi nhận quyền bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng nhưng trên thực tế quyền này rất khó xác định và chưa được đảm bảo. Bài viết sau đây Luật Thịnh Trí sẽ chỉ ra những điểm gây khó khăn trong việc xác định bồi thường thiệt hại do thực phẩm không an toàn gây ra.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khó khăn trong vấn đề xác định chủ thể bồi thường thiệt hại.

2. Chứng minh thiệt hại của người tiêu dùng do thực phẩm không an toàn gây ra, là điều không đơn giản.

3. Khó xác định hành vi trái pháp luật.

4. Quy định về lỗi không được thống nhất.

1. Khó khăn trong vấn đề xác định chủ thể bồi thường thiệt hại

  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra cho người tiêu dùng thuộc ra phía nhà sản xuất thực phẩm không an toàn đó. Tuy nhiên, xét trên phương diện thực tế, thì không đơn giản như vậy; vì muốn sản xuất ra một thực phẩm phải trải qua rất nhiều giai đoạn như: khai thác, đánh bắt, sơ chế, chế biến, đóng gói, phương pháp bảo quản thực phẩm. Do đó, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hoạt động nào là vấn đề rất khó khăn, tốn rất nhiều chi phí và sự tích cực từ phía cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ví dụ: Khi xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm, thì chúng ta cần phải xác định nguyên nhân xảy ra ngộ độc là từ nguồn nguyên liệu hay từ khâu chế biến hoặc do cả hai quy trình, thì mới có thể xác định được chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng. Nếu như vấn đề ngộ độc thực phẩm xảy ra do cả khâu nguyên liệu và khâu chế biến thì các chủ thể của hao khâu này phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tìm ra nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm là một vấn đề vô cùng phức tạp, do đó việc tìm ra chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
  • Mặt khác, các quy định pháp luật liên quan đến việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại còn chưa đồng bộ, đặc biệt quy định tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 chỉ rõ: Việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại là nhà sản xuất, công ty nhập khẩu,... sau đó mới đến chủ thể cung cấp hàng hóa. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác xác định chủ thể bồi thường thiệt hại khi cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa khuyết tật nói chung và các thực phẩm không đảm bảo tính an toàn nói riêng.

2. Chứng minh thiệt hại của người tiêu dùng do thực phẩm không an toàn gây ra, là điều không đơn giản

 Chứng minh thiệt hại của người tiêu dùng do thực phẩm không an toàn gây ra, là điều không đơn giản

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Chứng minh thiệt hại của người tiêu dùng do thực phẩm không an toàn gây ra, là điều không đơn giản

  • Trong thời gian vừa qua, vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Bởi lẽ, có rất nhiều sự cố xảy ra cho người tiêu dùng vì sử dụng phải thực phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn khiến cho thiệt hại về tính mạng và sức khỏe. Những thực phẩm không an toàn có thể tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng trong một thời gian dài mà không thể phát giác, không tức thời phát bệnh, mà sẽ từ từ tấn công, hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, để được bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật thì người tiêu dùng phải chứng minh mình có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng khi sử dụng thực phẩm đó. Bởi khi người tiêu dùng tiến hành khởi kiện ra tòa án thì phải có chứng cứ chứng minh thiệt hại thì Tòa án mới tiến hành thụ lý đơn khởi kiện. Như vậy, người tiêu dùng làm sao có thể chứng minh sức khỏe của mình khi bị thực phẩm “bẩn” âm thầm tấn công trong một thời gian 1 tháng, 2 tháng, thậm chí 1 năm mới phát bệnh.

3. Khó xác định hành vi trái pháp luật

  • Luật an toàn thực phẩm đã liệt kê rất rõ các hành vi bị cấm đối với nhà sản xuất,. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm thì có thể phát giác kịp thời, nhưng những trường hợp còn lại, khi người tiêu dùng sử dụng thực phẩm không an toàn nhưng thực phẩm đó không thể phát hiện ra sự không an toàn trong thời gian ngắn thì rất khó có thể xác định hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất. Vì vậy, hiện nay thực phẩm không an toàn ngày càng được bán tràn lan, gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất, thấy được một số vi phạm của cơ sở sản xuất đó thì người tiêu dùng mới biết được quyền lợi của mình đang bị xâm hại.
  • Ví dụ cụ thể cho tình trạng này là nước tương có chất 3-MCPD vượt quá tiêu chuẩn quy định.

4. Quy định về lỗi không được thống nhất

  • Như đã đề cập ở trên, các quy định pháp luật liên quan đến lỗi vẫn chưa được thống nhất giữa các văn pháp luật. Căn cứ theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật đặt ra ngay cả khi nhà sản xuất sản phẩm đó không có lỗi trong việc làm phát sinh khuyết tật của sản phẩm. Theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định tương đồng. Trong khi đó, theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 thì vẫn yêu cầu yếu tố lỗi là một căn cứ để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường (căn cứ điều 61 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007). Vì vậy, sự không đồng nhất giữa các quy định pháp luật sẽ gây ra những trở ngại cho công tác giải quyết tranh tránh liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không đạt chất lượng, thực phẩm không an toàn gây ra cho người tiêu dùng thực phẩm.
  • Đồng thời, tại khoản 2 và 3 Điều 42 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định liên quan đến nghĩa vụ chứng minh lỗi, cụ thể “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại. Tòa án quyết định bên có lỗi trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế quy định này vẫn chưa được khai thác triệt để, nhiều người tiêu dùng thực phẩm không an toàn vẫn không thể khởi kiện Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình bởi nhiều lý do.

Tham khảo thêm:
Hướng giải quyết trong trường hợp giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.
Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.

Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Bài viết trên đây Luật Thịnh Trí đã nêu một số khó khăn trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, xin quý khách vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365