KHI CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
NÊN CHỌN CÔNG CHỨNG HAY CHỨNG THỰC?
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên chọn công chứng hay chứng thực?
- Theo quy định Luật Đất đai hiện hành, khi tiến hành chuyển nhượng đất, tài sản gắn liền với đất thì các bên phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Vậy, khi mua bán nhà đất bạn nên chọn công chứng hay chứng thực hợp đồng chuyển nhượng? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết này.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Hợp đồng mua bán đất bắt buộc công chứng hoặc chứng thực.
2. Hợp đồng mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực?
3. Nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của công chứng và chứng thực.
4. Các câu hỏi thường gặp.
- Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia vào giao dịch là một tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (trong trường hợp này pháp luật không bắt buộc mà tùy vào yêu cầu của các bên).
- Nơi tiến hành công chứng, chứng thực:
- Việc công chứng, chứng thực sẽ được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất đang muốn chuyển nhượng.
- Việc chứng thực sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất muốn chuyển nhượng (cấp xã, phường, thị trấn).
- Như vậy, khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng,..) thì hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng, chứng thực. Các bên sẽ có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.
Tuy pháp luật hiện hành quy định các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (trong trường hợp chỉ có đất), quyền sử dụng đất và những tài sản gắn liền với đất, tuy nhiên trước khi các bên tiến hành lựa chọn thì cần biết những ưu, nhược điểm của công chứng và chứng thực.
- Giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà đất khi được công chứng:
- Nội dung: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định, công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất là việc của công chứng viên tiến hành chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản.
- Giá trị pháp lý:
- Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
- Giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà đất khi được chứng thực:
- Nôi dung: Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực về vấn đề sau:
- Thời gian giao kết hợp đồng, địa điểm giao kết hợp đồng;
- Năng lực hành vi dân sự, dựa trên ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ có các bên tham gia trong hợp đồng.
- Giá trị pháp lý:
- Hợp đồng chuyển nhượng được chứng thực theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP sẽ có giá trị chứng cứ chứng minh về vấn đề thời gian, địa điểm các bên đã tiến hành ký kết hợp đồng, năng lực hành vi dân sự, dựa trên ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia vào hợp đồng (không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung, trừ thời gian và địa điểm ký hết hợp đồng chuyển nhượng).
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của công chứng và chứng thực.
- Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng sẽ có giá trị pháp lý cao hơn:
- Hợp đồng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan;
- Trong trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật (bên bán phải chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, cùng với đó bên mua phải có nghĩa vụ trả tiền).
- Hợp đồng chuyển nhượng có giá trị chứng cứ;
- Những tình tiết và sự kiện trong hợp đồng chuyển nhượng được công chứng không phải chứng minh.
- Mức phí công chứng cao hơn.
- Thuận lợi hơn cho việc thực hiện: Văn phòng công chứng chủ yếu được tập trung tại các thành phố thế nên việc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thuận lợi hơn cho người dân.
- Thuận lợi hơn khi thực hiện: Văn phòng công chứng chủ yếu tập trung tại các thành phố nên việc chứng thực tại UBND cấp xã sẽ thuận lợi hơn cho người dân.
- Phí chứng thực ít (khoảng 50.000 đồng/hợp đồng).
- Tuy nhiên, chứng thực có nhiều điểm hạn chế, nhất là khi xảy ra tranh chấp giữa các bên. Hợp đồng chứng thực không có giá trị chứng cứ chứng minh về tình tiết, sự kiện trong hợp đồng mà chỉ chứng minh về mặt thời gian, địa điểm,…Khi khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng chuyển nhượng.
- Nơi nào thực hiện việc công chứng, chứng thực hợp đồng khi mua bán nhà đất?
- Việc công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất chuyển nhượng.
- Chứng thực được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất chuyển nhượng (cấp xã, phường, thị trấn).
- Hạn chế lớn nhất của việc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
- Đó là khi các bên phát sinh tranh chấp thì hợp đồng chuyển nhượng được chứng thực sẽ không có giá trị chứng cứ chứng minh về tình tiết sự kiện trong hợp đồng chuyển nhượng (gọi chung là nội dung, trừ thời gian, địa điểm giao kết) mà chỉ chứng minh được về mặt thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, khi tiến hành chuyển nhượng nhà đất hay các giao dịch có giá trị lớn, các bên thường cùng nhau thỏa thuận công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhằm hạn chế tối đa rủi ro pháp lý phát sinh.
- Bài viết này của Luật Thịnh Trí đã trình bày chi tiết về nên chọn công chứng hay chứng thực khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
→ Tham khảo thêm:
➤ Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay.
➤ Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
➤ Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?
➤ Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?
- Để biết thêm chi tiết về công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, vui lòng liên hệ đến tổng đài của chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
“Đúng cam kết, trọn niềm tin”
Hotline: 1800 6365