Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hướng giải quyết tranh chấp cho hôn nhân đồng giới

Hướng giải quyết tranh chấp cho hôn nhân đồng giới

14/04/2022


HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CHO HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp cho hôn nhân đồng giới

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp cho hôn nhân đồng giới

  Việc nên công nhận hôn nhân đồng giới hay không nên công nhân, vẫn luôn là một chủ đề gây tranh cãi? Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới vì cho rằng đây là quyền con người, thể hiện sự bình đẳng; tuy nhiên, những người phản đối lại có ý kiến cho rằng hôn nhân đồng giới sẽ gây hệ lụy cho xã hội như: trẻ em được nuôi dạy, bởi những người hôn nhân đồng giới sẽ bị lệch lạc về tâm lý và hành vi hoặc những gia đình hôn nhân đồng giới không có khả năng duy trì nòi giống;… Vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới và hướng giải quyết tranh chấp như thế nào? Hãy cùng luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam.

2. Giải quyết tranh chấp trong hôn nhân đồng giới.

3. Có được phép kết hôn với người đã chuyển giới?

4. Bao giờ Việt Nam sẽ cho phép được kết hôn đồng giới?

1. Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

  • Đối với Việt Nam, ý kiến về hôn nhân đồng giới được xuất phát từ nhiều quan điểm, đồng thời những người có quan niệm truyền thống đa phần không chấp nhận hôn nhân đồng giới. Mặc dù trong xã hội ngày nay đã có cái nhìn tích cực hơn về những người đồng giới.
  • Những người đồng tính, họ có những đặc điểm riêng về sự hấp dẫn tình dục, cũng như quan hệ tình cảm; đây là những đối tượng thường sẽ chịu những áp lực về việc phân biệt đối xử, kỳ thị và những định kiến của xã hội về xu hướng tình dục đặc biệt của mình. Do đó, nhu cầu mong muốn sự thay đổi về gia đình và quan niệm gia đình của họ ở Việt Nam là chính đáng. Trong khi đó vẫn có nhiều người cho rằng việc chấp nhận kết hôn đồng giới sẽ làm xói mòn đi giá trị hôn nhân truyền thống.
  • Căn cứ khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính. Ngoài ra, căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 quy định việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng.
  • Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình xã hội ngày nay, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã thay thế quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” thay thế bằng quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 thì việc kết hôn giữa những người cùng giới sẽ không còn bị phạt.
  • Như vậy, ta có thể thấy, so với quy định trước đây thì hiện nay Nhà nước Việt Nam đã không còn ngăn cấm những người có cùng giới tính kết hôn với nhau, mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ đồng giới này. Đồng nghĩa với việc, những người đồng tính có quyền tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng, tuy nhiên sẽ không thể thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nghĩa là, Nhà nước Việt Nam không ngăn cấm việc kết hôn đồng giới nhưng cũng không thừa nhận mối quan hệ này.

Tham khảo thêm: Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

2. Giải quyết tranh chấp trong hôn nhân đồng giới

  • Thực tế hiện nay, vấn đề kết hôn với những người đồng giới đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Cũng giống như một cuộc hôn nhân thông thường, đôi khi sẽ xảy ra những tranh chấp không mong muốn, vậy nếu những người đồng tính chung sống với nhau nhưng xảy ra tranh chấp sẽ được pháp luật giải quyết như thế nào khi không thừa nhận hôn nhân đồng giới.
  • Những tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình chung sống giữa những người cùng giới tính như: tranh chấp về vấn đề tài sản chung, tranh chấp về vấn đề nuôi con chung (trong trường hợp hai người nhận nuôi con nuôi). Tài sản có thể phát sinh từ các giao dịch mà cả hai bên cùng tham gia thực hiện hoặc tài sản riêng của mỗi người đóng góp vào tài sản chung hoặc tải sản được thỏa thuận để nhập vào khối tài sản chung. Tuy nhiên, hôn nhân đồng giới không được pháp luật thừa nhận nên tất nhiên pháp luật sẽ không quy định về giải quyết tài sản hôn nhân giữa những người đồng giới, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của những người đồng giới. Đồng nghĩa, vì không được pháp luật thừa nhận mối quan hệ này, nên khi có tranh chấp xảy ra thì đương nhiên họ sẽ không thể áp dụng luật Hôn nhân và Gia đình.
  • Do đó, đối với tranh chấp tài sản chung giữa những người đồng giới sẽ được căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự để giải quyết trường hợp này. Cụ thể theo quy định tại điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Sở hữu chung và các loại sở hữu chung.

3. Có được phép kết hôn với người đã chuyển giới?

 Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến việc kết hôn đồng giới

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến việc kết hôn đồng giới

  • Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.”

  • Dựa vào quy định trên ta thấy, sau khi đã chuyển đổi giới tính, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người đã chuyển đổi giới tính sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính của mình sau khi đã chuyển đổi. Một trong số đó là quyền được đăng ký kết hôn.
  • Như vậy, sau khi đã chuyển đổi giới tính, đăng ký thay đổi hộ tịch thì người đã chuyển giới sẽ được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhân.

4. Bao giờ Việt Nam sẽ cho phép được kết hôn đồng giới?

  • Có thể thấy, mặc dù hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới, tuy nhiên sự thay đổi giữa Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và sự thay đổi của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là một tín hiệu vui đối với những cặp đôi có cùng giới tính. Đồng thời, suy nghĩ và quan niệm của người Việt Nam đã dần dần chấp nhận những người cùng giới tính, không còn kỳ thị hay thái độ khắt khe như trước đây. Các cặp đôi đồng tính ở Việt Nam đều hi vọng rằng, việc kết hôn đồng giới tại Việt Nam và được pháp luật thừa nhận như 25 quốc gia khác trên thế giới là vấn đề không còn xa.
  • Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ, thì Việt Nam hiện nay có khoảng 2,5 triệu người đồng tính và hầu hết trong số họ đều có mong muốn được kết hôn với những người đồng tính để họ được chia sẻ, đồng cảm, quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc.
  • Tuy nhiên, để có thể thừa nhận hôn nhân đồng giới vẫn luôn là một vấn đề khó của các nhà làm luật. Bởi, nếu quyết định thừa nhận hôn nhân đồng giới sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội, đồng thời không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, cũng như văn hóa Á Đông. Xem xét dưới góc độ pháp lý, việc thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng giới sẽ phải sửa đổi rất nhiều quy định trong hệ thống pháp luật như: xác định quan hệ vợ chồng, xác định cha, mẹ, con hoặc là mối quan hệ tài sản,…

Tham khảo thêm:
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Bài viết trên đây Luật Thịnh Trí đã trình bày quan điểm về hôn nhân đồng giới và hướng giải quyết tranh chấp trong hôn nhân đồng giới. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365