Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

27/10/2022


HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Hình 1. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

2. Ai được quyền làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai?

3. Các nội dung cơ bản của đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

1. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

  • Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt, đơn là một dạng văn bản, trong đó, đơn khởi kiện là văn bản mà đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ khi có căn cứ cho rằng quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
  • Như vậy, có thể hiểu đơn kiện tranh chấp đất đai là văn bản, văn bản này được dùng trong trường hợp có phát sinh tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai, họ viết đơn khởi kiện nhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại.

2. Ai được quyền làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai?

  • Đơn khởi kiện chỉ được Tòa án chấp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện chủ thể làm đơn. Do đó, người làm đơn khởi kiện cần phải lưu ý và tuân thủ các quy định sau đây:
  • Thứ nhất, nếu người khởi kiện là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai.
  • Thứ hai nếu người khởi kiện là cá nhân là người đủ từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế hành vi dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai.
  • Thứ ba, nếu người khởi kiện là cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai.
  • Thứ tư, nếu các cá nhân nói trên không biết chữ, không nhìn được, không thể tự làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai và phải có người làm chứng.

3. Các nội dung cơ bản của đơn khởi kiện tranh chấp đất đai:

 Các nội dung cơ bản của đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Hình 2. Các nội dung cơ bản của đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

  • Về các nội dung cơ bản của đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định rất cụ thể. Theo đó các nội dung chính trong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:
  • Một là, ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Hai là, tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Lưu ý: Phải ghi đúng tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án:
  • Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B);
  • Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp) và địa chỉ của Toà án đó.
  • Ba là, tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện:
  • Đối với tên người khởi kiện cần lưu ý:
  • Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên;
  • Đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;
  • Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
  • Đối với địa chỉ người khởi kiện cần lưu ý: Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.
  • Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Trần Thiện Q, cư trú tại ấp A, xã B, huyện C, tỉnh D);
  • Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hoa Hồng có trụ sở: Số 20 phường NCT, quận BT, thành phố H).
  • Bốn là, tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có): cách viết tương tự như tên và nơi cư trú của nguyên đơn.
  • Năm là, tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện: cách viết tương tự như tên và nơi cư trú của nguyên đơn.
  • Sáu là, tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: cách viết tương tự như tên và nơi cư trú của nguyên đơn.
  • Bảy là, Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ở mục này, người làm đơn cần nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Tám là, họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Chín là, danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Cần phải ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng vay tài sản, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao biên lai nhận tiền, …).

Tham khảo thêm bài viết:

Một số cách giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết.
Một số quy định về tranh chấp ranh giới đất đai.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến và cách giải quyết. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: Luật Thịnh Trí