HỒ SƠ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
GỒM NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?
- Ngày nay, tranh chấp về đất đai là loại tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và đa số các tranh chấp về đất đai phải giải quyết bằng con đường Tòa án. Do đó, các bên cần phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đầy đủ và chính xác nhằm giúp quá trình giải quyết diễn ra thuận lợi hơn.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Tranh chấp đất đai là gì?
2. Điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai.
2.1. Điều kiện về chủ thể khởi kiện.
2.2. Tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án.
2.3. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện.
2.4 Việc khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai chưa được giải quyết bằng một bản án hay có hiệu lực pháp luật.
3. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai.
Hình 1. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai.
- Hiện nay, khái niệm tranh chấp đất đai được ghi nhận rất cụ thể tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
- Cần phải lưu ý rằng, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bao gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất, lối đi chung mới là tranh chấp đất đai. Bởi lẽ, việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác với thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai.
- Theo quy định của pháp luật, chủ thể có quyền khởi kiện dân sự về đất đai là tổ chức, cá nhân, đại diện hợp pháp của tổ chức cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền sử dụng đất của mình bị xâm hại.
- Ngoài ra, trong những trường hợp nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai thì Cơ quan quản lý đất đai cũng có quyền đứng ra khởi kiện vụ án dân sự về Đất đai. Thế nhưng trên thực tế trường hợp này không diễn ra phổ biến.
- Tranh chấp đất đai trong lĩnh vực dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng đất) hoặc là những tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất. Các tranh chấp đất đai phổ biến là:
- Tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính;
- Đòi lại đất và tài sản gắn liền với đất;
- Tranh chấp về ranh giới đất;
- Tranh chấp giữa dân và các nông trường, lâm trường,…
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại trong quá trình sử dụng đất;
- Tranh chấp về đất khi vợ chồng ly hôn;
- Tranh chấp về quyền thừa kế liên quan tới đất và tài sản gắn liền với đất;
- Tranh chấp hợp đồng liên quan tới quyền sử dụng đất: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn.
- Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất thì sẽ không bị áp dụng thời hiệu khởi kiện. Khi phát hiện quyền lợi và nghĩa vụ bị xâm phạm thì các bên có quyền gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến tòa án có thẩm quyền tại bất kỳ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào thời hạn tính từ thời điểm xảy ra hoặc biết được vi phạm.
- Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất: Được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 đối với từng trường hợp cụ thể:
- Khởi kiện về hợp đồng mua bán đất đai, sang nhượng, cho thuê, gửi giữ, cầm cố, thế chấp,...: 3 năm;
- Khởi kiện bồi thường thiệt hại về đất đai: 3 năm;
- Khởi kiện về thừa kế đối với yêu cầu chia di sản là bất động sản (căn hộ, nhà đất): 30 năm;
- Khởi kiện yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác: 10 năm;
- Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: không áp dụng thời hiệu.
- Theo quy định, trường hợp vụ việc đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND huyện, tỉnh) của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ trường hợp yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu.
Hình 2. Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai.
- Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án cần có các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần được soạn đúng, đầy đủ nội dung theo quy định. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có thể được soạn thảo theo mẫu đơn khởi kiện số 23-DS.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013;
- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khởi kiện (Bản sao);
- Sổ hộ khẩu (Bản sao);
- Các giấy tờ liên quan khác.
- Có thể thấy rằng, hồ sơ khởi kiện là cơ sở ban đầu để Toà án căn cứ vào để xem xét nội dung vụ việc có được thụ lý giải quyết hay không. Vì vậy, người nộp đơn cần chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để Tòa án thụ lý, tránh trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu bổ sung để làm kéo giải thời gian giải quyết.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết.
➤ Một số quy định về tranh chấp ranh giới đất đai.
➤ Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?
➤ Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: Luật Thịnh Trí