Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?

25/10/2021


HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm

2. Biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  Hiện nay, tình trạng vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến do việc thiếu am hiểu về pháp luật, vậy hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này.

1. Khái niệm

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thể hiện bằng nhiều phương thức phức tạp khác nhau.
  • Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định chi tiết tại các Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và 188 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Để xác định một hành vi có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo các điều khoản trên hay không thì chúng ta phải xem xét hành vi đó có đáp ứng đủ các căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cụ thể như sau:

  Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”

  Như vậy khi xác định một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không cần căn cứ dựa trên 4 yếu tố trên.

2. Biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?

  • Biện pháp dân sự: áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thế quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Quy định rõ hơn tại Điều 200, Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
  • Biện pháp hình sự: áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Và được quy định tại Điều 212 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
  • Biện pháp hành chính: áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Tham khảo thêm các bài viết:
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  Trên đây là nội dung Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.