Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

19/03/2022


HÀNH VI BIẾN TƯỚNG CỦA TỤC “BẮT VỢ”
CÓ THỂ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

 Tư vấn pháp luật liên quan đến hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn pháp luật liên quan đến hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

  Tục “bắt vợ” vốn là một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Mông. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, nhiều phong tục, tập quán đã bị biến tướng, mai một; thậm chí trở thành “hủ tục” trong mắt mọi người. Trong đó tục “bắt vợ” của người Mông chính là một trong những tập quán tốt đẹp đã bị biến tướng nghiêm trọng trong thời gian trở lại đây. Vậy hình vi biến tướng của tục “bắt vợ” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không”. Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tục “bắt vợ” là gì?

2. Hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”.

3. Truy cứu trách nhiệm đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”.

Xử phạt hành chính đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”.

1. Tục “bắt vợ” là gì?

  • Tục “bắt vợ” được xem là một phong tục tập quán mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp của người dân tộc Mông. Tục lệ này được bắt nguồn từ tục thách cưới của người Mông. Tục thách cưới của người Mông thường rất nặng, tốn rất nhiều tiền bạc mới có thể lấy được vợ, vậy nên không phải thanh niên trai tráng nào trong làng cũng có thể đủ điều kiện để cưới vợ.
  • Trong tác phẩm “vợ chồng A phủ” chúng ta có thể nhận ra tục thách cưới được thể hiện rất rõ qua chi tiết bố mẹ của Mị. Sau khi bố và mẹ Mị vay tiền của thống lí Pá Tra để được cưới nhau, cả đời hai người làm lụng vất vả cũng không thể trả được hết nợ. Chính vì vậy, muốn cưới được vợ thì phải đáp ứng các điều kiện rất cao, không phải ai cũng có đủ kinh tế để đáp ứng các điều kiện đó, từ đó sinh ra tục “bắt vợ”. Tuy nhiên, hiểu theo cách chính xác nhất là tục “bắt vợ” này phải được diễn ra giữa các cặp trai, gái đang yêu nhau. Hai người sẽ hẹn nhau tại một địa điểm, sau đó chàng trai sẽ rủ một số người tham gia để kéo cô gái về nhà của mình. Cô gái sẽ giả vờ chống trả và sau đó theo về nhà chồng. Khi mọi chuyện đã hoàn tất, hai gia đình sẽ gặp mặt và chuẩn bị đám cưới. Dần dần, tục “bắt vợ” đã trở thành một truyền thống, phong tục tập quán lâu đời của người dân nơi đây; là một nghi lễ không thể thiếu trước khi đám cưới được diễn ra.

2. Hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

  • Có thể nói hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” đã xuất hiện khá lâu, đỉnh điểm là gần đây xuất hiện một clip được cho là biến tướng của tục “bắt vợ” được lan truyền khắp mạng xã hội. “Đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên xúm lại lôi kéo một cô gái, mặc cho cô gái ra sức phản kháng. Điều đáng nói nhất ở đây là thái độ dửng dưng của những người xung quanh cô gái. Qua những hành động chống trả quyết liệt của cô gái, ta có thể dễ dàng nhận thấy không hề có sự ưng thuận của cô gái từ việc “kéo vợ” này. Phải đến khi có sự xuất hiện của một chiến sĩ công an thì cô gái mới được cứu thoát. Được biết cô gái trong đoạn clip chỉ mới 12 tuổi”
  • Qua clip này, có thể dễ dàng nhận ra phong tục “bắt vợ” hiện nay đã trở thành ép cưới. Theo đó, một nhóm nam thanh niên sẽ tiến hành vây bắt, kéo, ép cô gái về nhà làm vợ của mình, bất kể cô gái có đồng ý hay không đồng ý; điều này hoàn toàn đi ngược với bản chất thật sự của phong tục này, khi tục “ bắt vợ” chỉ diễn ra khi đã có sự đồng thuận từ trước giữa hai bên nam nữ. Đáng buồn hơn là một số bộ phần người lớn cũng đang dần hiểu sai lệch bản chất của tục lệ này. Mặc dù được biết, sau khi đã kéo được cô gái về nhà, gia đình hai bên sẽ đến gặp mặt và chỉ khi gia đình cô gái đồng ý thì đám cưới mới được diễn ra. Tuy nhiên, không thể biết trước được đám thành niên sẽ làm những gì sau khi kéo một cô gái đi như vậy.

Tham khảo thêm: Kết hôn trái pháp luật là gì?

3. Truy cứu trách nhiệm đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

 Hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Xử phạt hành chính đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

  • Qua đó, hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” dẫn đến vi phạm 02 điều kiện kết hôn, cụ thể: Hôn nhân dựa trên nền tảng tự nguyện và vi phạm về độ tuổi kết hôn.
  • Hành vi vi phạm hành chính
  • Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, pháp luật cấm các hành vi sau:
  • Kết hôn mang tính chất giả tạo hoặc ly hôn giả tạo
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng.
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với những người có dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
  • Yêu sách của cải trong kết hôn.
  • Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn.
  • Mang thai hộ vì mục đích thương mại, thực hiện sinh con bằng hỗ trợ kỹ thuật sinh sản vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính của thai nhi, sinh sản vô tính.
  • Hành vi bạo lực gia đình.
  • Lợi dụng quyền về hôn nhân và gia đình để thực hiện hành vi mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc những hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
  • Bên cạnh, một số nơi có sự khác biệt về mặt đời sống, đa số những người sinh sống tại đây thường có xu hướng kết hôn sớm. Nhiều trường hợp kết hôn không bảo đảm độ tuổi giữa nam, nữ theo đúng quy định pháp luật (nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi); điều này đã vi phạm quy định về điều kiện kết hôn, cụ thể đây được coi là hành vi tảo hôn.

Mức phạt hành chính đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

  • Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi cưỡng ép kết hôn, tảo hôn có thể có các mức phạt như sau:
  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các hành vi như: cưỡng ép người khác kết hôn, tảo hôn bằng cách thức ngược đãi, hành hạ, uy hiếp tinh thần của người khác.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

  • Qua đó, hành vi cưỡng ép kết hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh cưỡng ép kết hôn.
  • Hình phạt đối với hành vi cưỡng ép kết hôn
  • Căn cứ điều 181 Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi cưỡng ép kết hôn có thể bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
  • Ngoài ra, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng dâm, hiếp dâm,… nếu có trường hợp hiếp dâm, cưỡng dâm xảy ra trong quá trình thực hiện hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”.

Tham khảo thêm:
Phân biệt tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu với trẻ em.
Như thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội ?
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

  • Bài viết trên đây Luật Thịnh Trí đã giải thích và trình bày cụ thể về các hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” đang làm xôn xao trong xã hội trong thời gian qua và các mức phạt đối với hành vi này. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Khuyến cáo, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu quý khách hàng có thắc mắc, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được Luật sư tư vấn trực tiếp và nhanh nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365