Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hành vi bán chui cổ phiếu là gì?

Hành vi bán chui cổ phiếu là gì?

12/04/2022


HÀNH VI BÁN CHUI CỔ PHIẾU LÀ GÌ?

Hành vi bán chui cổ phiếu

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Hành vi bán chui cổ phiếu

  Hiện nay, rất nhiều vi phạm xảy ra trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, trong đó có hành vi bán chui cổ phiếu. Vậy hành vi bán chui cổ phiếu được hiểu như thế nào? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hành vi bán chui cổ phiếu.

2. Hành vi bán chui cổ phiếu sẽ bị xử phạt như thế nào?

1. Hành vi bán chui cổ phiếu

Tóm lược hành vi bán chui cổ phiếu của Ông Trịnh Văn Quyết

  • Tại phiên giao dịch ngày 10/1/2022. Cổ phiếu FLC của tập đoàn FLC do Ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch đã có phiên tăng giá cực mạnh. Cổ phiếu này đã tăng trần lên mức 24.100 đồng/cổ phiếu ngay từ đầu phiên buổi sáng.
  • Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra ngày vào phiên giao dịch buổi chiều, khi chỉ trong ít phút, cổ phiếu FLC này lại đột ngột giảm sàn khiến cho rất nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng hoảng loạn, rơi vào tình trạng bán tháo cổ phiếu đẩy giá về sàn 21.000 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng giao dịch của FLC trong phiên này được ước tính lên đến 135 triệu/710 triệu cổ phiếu được lưu hành trên thị trường của FLC, tương đương 20%.
  • Sau khi phiên giao dịch đã kết thúc, cùng này 10/1 trên website của Tập đoàn FLC đăng tải thông tin với nội dung Ông Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, tuy nhiên, văn bản trên lại đề ngày 5/1. Cách vài giờ sau đó, website này lại đăng tải một thông tin khác với nội dung thông báo: Ông Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, nhưng thời gian của văn bản là từ ngày 14/1.
  • Đến sáng ngày 11/1, cả hai văn bản trên website của tập đoàn này đều đã bị gỡ bỏ. Trong khi đó, website của HOSE hay website của Ủy ban chứng khoán hoàn toàn không có 02 văn bản trên. Cũng trong sáng ngày 11/1, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết, vào khung giờ 17h45’ chiều ngày 10/1, Ủy ban chứng khoán đã nhận được báo cáo của HOSE về việc ông Trịnh Văn Quyết đã có hành vi bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC trong này 10/1/2022.
  • Ủy ban chứng khoán đã ngay lập tức có văn bản chỉ đạo HOSE phong tỏa mọi tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết, đồng thời tiến hành nhanh chóng hủy giao dịch bán chui 74,8 triệu cổ phiếu nêu trên. Những nhà đầu tư nào khớp lệnh với cổ phiếu do ông Quyết bán đều được hoàn trả lại tiền.

Bán chui cổ phiếu là gì?

  • Mua bán chui cổ phiếu là một thuật ngữ mà các nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam sử dụng để nói đến một hiện tượng chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng hoặc những người liên quan (có thể là nội bộ trong doanh nghiệp, hoặc người thân thích như: bố mẹ, vợ, chồng, con,…) mua, bán cổ phiếu, tuy nhiên việc mua bán này không đăng ký giao dịch trước như theo pháp luật quy định.
  • Qua đó, căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định, người trong nội bộ công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng phải tiến hành công bố các thông tin sau:
  • Người nội bộ công ty phải công bố thông tin, báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (được áp dụng đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết) trước và sau khi tiến hành thực hiện giao dịch.
  • Trong đó, giá trị giao dịch dự kiến trong một ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch dự kiến trong từng tháng có mệnh giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc giá trị chuyển nhượng nếu như là quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua cổ phiếu,… Kể cả trong trường hợp không thực hiện chuyển nhượng thông quan hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
  • Thời gian để tiến hành thông bố thông tin trên là trước ngày dự kiến thực hiện cuộc giao dịch ít nhất 03 ngày làm việc, người nội bộ công ty có nghĩa vụ phải tiến hành công bố thông tin về việc dự kiến thực hiện giao dịch theo mẫu ban hành kèm Thông tư số 96/2020/TT-BTC.
  • Trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày đã hoàn tất việc giao dịch hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ công ty phải tiến hành công bố thông tin về kết quả giao dịch và phải giải trình nguyên nhân không thực hiện việc giao dịch/không thực hiện hết khối lượng giao dịch đã đăng ký (nếu có).
  • Ngoài ra, căn cứ theo Điều 16 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định, khi cổ đông của công ty đại chúng muốn thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chức, thì phải tiến hành đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trừ các trường hợp sau:
  • Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để thực hiện chuyển doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữa vốn điều lệ 100%, hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Việc bán cổ phiếu theo bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, hoặc theo quyết định của Trọng tài hoặc công ty bị phá sản, mất khả năng thanh toán,…
  • Do đó, có thể hiểu rằng, nếu cổ đông công ty hoặc người nội bộ công ty tiến hành việc bán cổ phiếu nhưng không thông báo và công bố thông tin ra đại chúng hoặc không đăng ký giao dịch với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì sẽ được coi là hành vi bán chui cổ phiếu.

2. Hành vi bán chui cổ phiếu sẽ bị xử phạt như thế nào?

 Mức xử phạt đối với hành vi bán chui cổ phiếu

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Mức xử phạt đối với hành vi bán chui cổ phiếu

  • Việc người nội bộ của công ty đại chúng hay công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc những người có liên quan đến người nội bộ công ty, không tiến hành thông báo, công bố thông tin dự kiến thực hiện việc giao dịch cổ phiếu theo quy định pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật và hành vi này có thể bị xử phạt hành chính.
  • Căn cứ Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi không báo cáo việc dự kiến giao dịch theo giá trị cổ phiếu giao dịch thực tế tính theo mệnh giá sau:

  • Nếu hành vi vi phạm trên có mức phạt tiền cao hơn mức tối đa được quy định, thì bị phạt tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức vi phạm và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân vi phạm.
  • Như vậy, trường hợp của ông Trịnh Văn quyết bán chui 175 triệu cổ phiếu nói trên cũng chỉ bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là 1,5 tỷ đồng.
  • Đáng nói, việc thực hiện hành vi giao dịch cổ phiếu chui này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư và đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty chứng khoán cho vay margin.

Tham khảo thêm:
Quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày các quy định pháp luật để giải thích cụm từ “Bán chui cổ phiếu” mà những người chơi cổ phiếu thường đề cập đến. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có thắc mắc. xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365